Văn và rước cỗ

Một phần của tài liệu ổngquan về lễ hội làng Giang Xá (Trang 57 - 64)

II. CÁC ĐÁM RƯỚC

2. văn và rước cỗ

Cùng với rước xách, tế lễ cũng là một nội dung không thể thiếu của lễ hội. Trong các cuộc tế, lễ phải có đọc chúc và dâng lễ vật. Chính vì vậy, trong những ngày diễn ra lễ hội, trước các cuộc tế đều có đệ văn và rước cỗ.

Theo phong tục của làng, văn tế phải do Chủ văn viết. Trước đây, Chủ văn cũng phải do hội Tư văn cử ra, làm nhiệm vụ tả văn cho các tuần tế của làng. Trải qua những thăng trầm của thời gian và lịch sử, số người biết chữ Hán ở làng Giang ngày càng ít đi, trong khi đó, các cụ cửu, bát, thất và dân làng vẫn yêu cầu văn tế phải được tả bằng chữ Hán. Chính vì vậy, từ năm 1989, làng mới cho thành lập một Ban hội tả gồm ba người có khả năng viết và đọc được chữ Hán để làm nhiệm vụ tả văn cho làng. Sau khi làng có lời mời, ba người này đều phải sửa lễ phù tửu để trình Thánh và nhận việc. Ba người trong Ban hội tả sẽ luân phiên nhau làm chủ văn. Chủ văn ngồi việc đọc thơng viết thạo chữ Hán còn phải là người song tồn, quang quẻ, gia đình có nề nếp.

Trước lễ hội khoảng một tháng, các cụ cửu, bát, thất, Ban Bộ lễ, Chủ văn phải cùng bàn bạc để phân bổ lòng văn cho các chầu tế của dịp lễ hội. Mỗi chầu tế đều có các lịng văn khác nhau. Ví dụ, buổi tế ngày 11 là tế yên vị; ngày 12 là tế của các cụ bát, thất; ngày 13 là tuần tế của hàng đô, chức việc; ngày 14 là tế xuất tịch.

Sau khi thống nhất được lòng văn, Chủ văn mới bắt đầu tả văn. Theo các cụ kể lại, trước đây, làng có một quyển văn do bằng chữ Hán tập hợp tất cả các bài văn dùng trong các dịp lễ tiết của làng. Quyển văn này được làng cất giữ trang trọng tại đình Trung và sao cho các gia đình “kẻ cả” (chức việc) trong làng, mỗi nhà một bản. Cho đến nay, quyển sách văn này vẫn còn và do Chủ văn lưu giữ. Khi viết văn, Chủ văn phải ăn mặc chỉnh tề, kê một chiếc bàn con ra nơi trang trọng nhất trong nhà để ngồi viết. Khi viết văn, đầu óc phải thật thanh thản, tránh để các việc khác làm ảnh hưởng đến, dễ gây nhầm lẫn. Chủ văn tả văn dựa theo những bài đã có sẵn trong sách. Sau khi viết xong phải đọc kỹ lại nhiều lần xem có sơ suất gì khơng, xong mới chuyển sang bàn trì văn.

Bàn trì văn là nơi đặt ống quyển để văn trước khi đệ ra đình. Bàn trì văn phải được đặt trang trọng trong gian giữa của nhà Chủ văn, nếu nhà có hiên rộng thì có thể đặt ngồi hiên nhưng cũng phải thẳng cửa chính ra. Trên bàn trì văn, ngồi ống quyển để văn, không thể thiếu một chiếc lư hương, đôi cây nến, lọ hoa và bộ “tứ bảo văn phịng” bao gồm bút lơng, nghiên, mực và giấy. Phía sau

bàn trì văn, phải căng một tấm màn đỏ để ngăn cách bàn trì văn với ban thờ gia tiên của chủ nhà. Phía trên, có bức đại tự: “ Văn tại tư” ( ) (Văn tại đây). Hai bên, tuỳ vào gia chủ, có thể trang trí thêm đơi câu đối cho trang trọng. Ví dụ, tại bàn trì văn của dịp lễ hội năm Giáp Thân, có đơi câu đối:

- “ Văn tại tư như kỳ kính như kỳ khánh” - “ Đức kỳ thịnh kiến hồ vị kiến hồ tơn”

Trong suốt thời gian trì văn, khơng lúc nào chủ văn được sao nhãng việc hương khói, đèn nhang.

Sáng ngày 12 và 13 tháng Giêng, trước buổi tế khoảng một tiếng, làng cử các chức việc đến nhà Chủ văn để đệ văn ra đình. Theo đúng phong tục của làng trước đây, tất cả các ngày có tế đều phải có rước văn. Rước văn cũng phải đầy đủ nghi trượng như khi rước nghinh: chiêng, trống, gươm vàng, gươm cẩn, cờ reo, kiệu Giá văn, cờ hiệu, dùi đồng, phủ việt, Văn Kiên, Tề Kiên, cờ ngũ phương, kèn trống, phường bát âm, múa lụa sênh tiền… (chỉ trừ kiệu Thánh giá và kiệu Bác Hồ, kiệu nước, voi, ngựa). Tất cả được sắp xếp theo trình tự như đồn rước ngày rước nghinh và rước giã. Trước khi đoàn rước đến, Chủ văn phải cho trải chiếu hoa mới từ cổng vào đến sân. Khi kiệu Giá văn vào, làng mang theo 4 chiếc ghế đẩu gỗ, đặt lên trên chiếu hoa ở giữa sân. Cán biện cho hàng đô để kiệu lên ghế. Sau khi đệ hộp văn vào kiệu, cả đoàn rước khởi hành ra đình.

Ngày nay, nghi thức rước văn được đơn giản hoá thành đệ văn. Thực hiện lễ đệ văn là ba người của Ban Chấp sự mặc áo lụa xanh hai lớp, một người đi giữa, tay bưng tráp văn, hai người đi hai bên, còn lại một người của Ban Khánh tiết cầm lọng đi sau để che cho tráp văn. Sau khi vào đến nhà Chủ văn, người bưng tráp văn đặt tráp lên bàn trì văn, đoạn bỏ khăn bao khẩu và có lời với ơng Chủ văn: làng mở đám đại trà, mời ông chủ văn nghinh tiếp và ra đọc văn cho làng. Ông Chủ văn cám ơn, nhận lời và mời mọi người vào nhà xơi trầu, uống nước. Sau đó, Chủ văn đội khăn, mặc áo chỉnh tề rồi ra làm lễ trước bàn trì văn, khấn: “ Cung nghinh văn sắc đáo trung đình hành lễ”. Làm lễ xong, Chủ văn rút nén hương ở lị hương, xơng khói vào hộp văn của làng cho thơm và xem xét

xem bên trong có gì sơ suất khơng. Tiếp đó, Chủ văn rút tờ văn ra khỏi ống quyển, xem lại lần cuối rồi gấp lại cho vào tráp văn, chuyển sang cho người của ban chấp sự. Sau đó, Chủ văn cùng mọi người đệ văn ra đình.

Trong khi tại nhà Chủ văn, nghi lễ đệ văn đang được tiến hành thì tại nhà đóng cỗ, Ban Khánh tiết kiểm tra lại kiệu cỗ lần cuối cùng trước khi hàng đơ vào rước ra đình. Ngày 12 và 13, mỗi ngày Ban Khánh tiết đều phải chuẩn bị một kiệu cỗ gồm các lễ vật giống như trong đám rước ngày 11. Sau khi kiệu cỗ hồn tất, 8 hàng đơ vào rước ra khỏi ngõ, đi bên cạnh kiệu cỗ vẫn là một người cầm lọng che, cùng một số hàng đô để thay thế.

Khi ra khỏi ngõ, đoàn rước đã chờ sẵn để chuẩn bị khởi hành. Đi đầu đoàn rước là phường trống, gồm các 7 bé trai tuổi từ 12 đến 14 bên ngoài mặc áo nâu đỏ, bên trong mặc áo trắng, đầu thắt khăn đỏ, do một cụ thất làm trùm phường. Tiếp đến là đội sênh tiền - múa lụa, phường bát âm, Văn Kiên, Tề Kiên. Sau khi kiệu cỗ được nhập vào đoàn rước, đi một đoạn, qua ngõ nhà Chủ văn, đoàn đệ văn tiếp tục nhập vào, đi sau kiệu cỗ. Đi cuối cùng của đoàn rước là các mâm cỗ của tư gia do các bà, các cô đội trên đầu cùng một số dân làng ăn vận đẹp đẽ chậm rãi đi sau.

Ra đến đình, cả kiệu cỗ được các hàng đơ đệ lên giường cầu trong Hậu cung. Cịn tráp văn được đặt trang trọng trên đẳng ngồi sân đình. Xung quanh khu vực đình, mọi người khẩn trương trải chiếu, bày đồ trần thiết chuẩn bị cho buổi tế sắp tới.

III. ĐẠI TẾ

Tồn bộ cơng việc tế lễ trong lễ hội và những ngày lễ tiết trong năm được giao cho Ban chấp sự. Trong bốn ngày diễn ra lễ hội, mỗi ngày đều có một cuộc tế. Cuộc tế quan trọng nhất là vào ngày 12 tháng Giêng, do các cụ Thượng mặc áo đỏ thực hiện. Theo trí nhớ của dân làng, trước đây, ngày 12 tháng Giêng mới đúng là ngày chính hội và đồng thời cũng là dịp tế Xn của làng. Vào dịp này, triều đình phong kiến có cử các quan tế của viện Hàn lâm về tế theo các quy tắc rất chặt chẽ. Chính vì vậy, người dân Giang Xá vẫn thường gọi ngơi đền làng mình là “đền quan tế” là vì thế. Sau này, việc đón rước quan tế của triều đình về

tế lễ ở làng gây ra nhiều phiền phức, dân làng mới làm đơn xin triều đình cho được ứng tế. Đến năm Vĩnh Thọ thứ 5 đời vua Lê Thần Tơng (1662), triều đình mới cho phép dân được quy tế. Từ đó đến nay, mọi công việc tế lễ đều do dân làng tự đảm nhận nhưng vẫn tuân thủ theo những quy tắc rất khắt khe từ xưa truyền lại.

Cả bốn cuộc tế trong hội làng Giang Xá đều là tế kép, được thực hiện theo quy tắc tế “xuất Á nhập Ất”. Ba cuộc tế ngày 11, 12, 13 được thực hiện tại sân đình, riêng tế xuất tịch ngày 14 được thực hiện tại sân đền.

Trên sân đình và sân đền trước các cuộc tế, Ban Bộ lễ cùng cụ Từ cho bày nhang án Tam cấp. Nhang án Thượng được đặt trong cùng, ngay trước giọt gianh đình, đền. Trên nhang án Thượng, chính giữa bày một đỉnh đồng to, hai bên hai cây nến, lọ hoa…Phía trên nhang án Thượng được che bởi 1 tán to, phía sau tán có 4 quạt đại phủ lên trên.

Tiếp đến là nhang án Trung, thấp hơn nhang án Thượng khoảng 10cm và được cách nhang án Thượng khoảng 1 mét. Trên nhang án Trung cũng bày biện các đồ thờ phụng như nhang án trên chỉ trừ khơng có lư hương, cũng được che bởi một tán to.

Ngoài cùng là nhang án vừa rước ở đền về, gọi là nhang án Hạ. Trên nhang án Hạ, ngoài cùng cũng bày bộ ngũ sự (đỉnh, hai cây nến, hai lọ hoa), phía bên trong, sau đỉnh đồng đặt mâm đào (mâm bồng trên bày ba quả đào to bằng gỗ), bên phải bày giá gương (một mặt đá trịn, màu xanh, đặt trên giá gỗ).

Phía trước nhang án Tam cấp, trải 5 chiếc chiếu. Chiếu thứ nhất là chiếu Hành lễ. Chiếu thứ hai là chiếc chiếu đơn, gọi là chiếu ẩm phước. Chiếu thứ ba là chiếu Chủ tế. Mép của chiếu Hành lễ và chiếu Chủ tế đè lên trên mép chiếu ẩm phước, tạo thành hình chữ “Công” ( ). Sau chiếu Chủ tế, cách khoảng 50 cm là chiếu bồi tế thứ nhất. Tiếp đến là chiếu bồi tế thứ hai, cách chiếu kia 50 cm.

Hai bên hàng chiếu bày hai đẳng, mép đẳng phải thẳng với mép ngoài của chiếu chủ tế. Trên hai chiếc đẳng, bên trái bày đỉnh trầm, bộ tam sơn, gọi là đẳng cử mịch; bên phải để bảng văn, bình hoa, hộp trầm, nến. Hai đẳng đều có

lọng che. Cách đó khơng xa, cây quán tẩy được đặt ở chân cột phong du bên trái. Trống cái và phường kèn ở sân bên phải. Chiêng cái cùng phường bát âm ở sân bên trái. Hai bên tường rào, cũng dựng hai phong du, bên phải là chỗ ngồi của các cụ Thượng, bên trái dành cho các vãi bà.

Khi vào tế, từ Chủ tế cho đến quan viên Chấp sự đều phải ăn mặc chỉnh tề, áo thụng màu xanh nhạt, bên ngồi khốc thêm chiếc áo mỏng cũng màu xanh, đầu đội mũ văn rải, chân đi hia. Riêng buổi tế ngày 12 tháng Giêng do các cụ bát thất thực hiện thì cũng phải ăn vận theo quy định của làng, mặc áo đỏ, đội mũ đỏ, đi hia chỉnh tề.

Các cuộc tế trong lễ hội làng Giang Xá đều là tế kép, nghĩa là có củ sốt lễ vật, có ẩm phước, có đọc chúc, có ba tuần dâng rượu, dâng hoa, dâng nước. Từ khi người Đông xướng xướng “Khởi chinh cổ” bắt đầu cuộc tế cho đến khi “Lễ tất” phải trải qua 47 mục, bao gồm từ “củ soát tế vật” (kiểm tra lễ vật), “ Chấp sự dã các tư kỳ sự”(Chấp sự chú ý cơng việc của mình), “ chủ tế quan dữ chấp sự quan các nghệ quán tẩy sở” (chủ tế và các chấp sự đến bên cây quán tẩy), “quán tẩy thuế cân” (chủ tế rửa tay vào chậu nước, sau đó lau tay),…cho đến “hành hương tiến lễ” (chủ tế đốt trầm), “Thượng hương” (người chấp sự đặt lư hương lên nhang án giữa), “Nghinh thánh đế cúc cung bái” (chủ tế, chấp sự lễ năm lễ)…

Trong khi tiến hành các nghi thức tế, Chủ tế cùng những người Chấp sự phải chú ý mọi động tác sao cho ăn khớp nhịp nhàng với tiếng nhạc của phường bát âm và của chiêng trống điểm trên sân. Quy tắc khi tế là “lễ tòng nhạc, nhạc tòng xướng”. Nghĩa là lễ phải nghe nhạc, khi trống cái điểm một tiếng thì Chủ tế cùng các bồi tế quỳ xuống làm lễ. Nhưng nhạc lại tịng xướng, khi Đơng xướng xướng lên một câu, thì người đánh trống phải điểm một tiếng rõng rạc để ban chấp sự hành lễ.

Cùng với chiêng, trống, phường bát âm cũng phụ hoạ đắc lực cho việc tế lễ. Phường bát âm gồm tám người phụ trách tám loại nhạc cụ thuộc các bộ khác nhau như bộ thổ, bộ mộc, bộ kim…Phường bát âm ngồi ở một chiếu riêng bên trái sân đình, tất cả đều vận trang phục ngày hội, quần áo đen, khăn đỏ, thắt lưng

đỏ. Trong toàn bộ buổi tế, phường bát âm phải phối hợp với hai vị phụ trách chiêng trống để ra hiệu lệnh điều khiển cả ban tế. Các thành viên tiến lên lùi xuống, vào chiếu, ra chiếu đều phải khớp với tiếng nhạc điểm lúc mau, lúc thưa.

Bước chân của chủ tế và các chấp sự viên cũng phải có nghi thức riêng. Chủ tế là người duy nhất trong toàn ban tế được đặt chân lên chiếu hành lễ. Khi Chủ tế ở chiếu của mình bước ra, ơng ta phải lùi ra khỏi mép chiếu, sau đó rẽ sang phía tay phải, vịng qua phía bên ngồi mép đẳng, bước đi gãy góc như nét chữ á. Khi từ chiếu hành lễ trở về, chủ tế phải quay sang bên trái, rồi quay một vịng để khơng lúc nào quay lưng vào chính giữa ban thờ. Sau khi quay, chủ tế mới đi thẳng về chiếu của mình. Chính vì vậy, cách thức đi này được gọi là “xuất Á nhập Ất”.

Quan viên Chấp sự khi đi đài, đi đỉnh cũng phải đi theo các quy định chặt chẽ. Khi đi vào Thượng cung, họ phải đi vào theo một bên và đi ra theo một bên tạo thành một vịng trịn (ví dụ, đi vào bên phải, đi ra theo bên trái), đồng thời, các Chấp sự viên cũng phải chú ý đi vịng qua bên ngồi hai chiếc đẳng trên sân. Trong một buổi tế, nhất là tế kép, không thể thiếu việc đọc Chúc. Việc đọc Chúc là do Chủ văn thực hiện. Sau khi văn được đệ ra đình, được đặt trên đẳng bên phải sân thì Chủ văn cũng phải ln túc trực bên cạnh. Trước khi vào cuộc tế, Chủ văn lấy bản văn ra khỏi tráp, dán lên bảng văn. Bảng văn là một bảng gỗ hình chữ nhật được sơn son thếp vàng, chính giữa được chạm khắc hình lưỡng long chầu nguyệt, bên dưới, tạc hình hai con hổ trong tư thế đang ngồi, tạo thành chân đỡ của bảng. Khi dán văn vào bảng, chủ văn phải thật chú ý chỉ dán nhẹ hai mép trên của tờ văn để khi bóc khơng bị rách.

Sau khi dâng hết tuần rượu thứ nhất, người Đông xướng xướng “Độc chúc” thì một người Chấp sự kính cẩn bê bảng văn cùng Chủ văn đi vào chiếu hành lễ. Tiếp đó, người nội tán lại xướng “Nghệ độc chúc vị”, thì Chủ tế cũng bước lên chiếu Hành lễ và đứng vào giữa. Khi người nội tán xướng “Giai quị”, tất cả đều q xuống. Tiếp đó xướng “Chuyển chúc”, người bưng chúc chuyển chúc cho Chủ tế, Chủ tế cầm lấy, vái một vái rồi đưa cho người Chủ văn. Người

nội tán lại xướng “Độc chúc” thì Chủ văn bắt đầu đọc. Khi đọc văn tế, giọng đọc phải chậm rãi, ngân nga, có nhịp điệu khác hẳn với ngơn ngữ thường ngày.

Một phần của tài liệu ổngquan về lễ hội làng Giang Xá (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w