SỰ ĐĨNG GĨP VỀ CƠNG SỨC

Một phần của tài liệu ổngquan về lễ hội làng Giang Xá (Trang 79 - 82)

Nếu như chi phí cho lễ hội có thể qui ra thành tiền, thì cơng sức lại là một khái niệm trừu tượng, khó có thể dùng một đơn vị đo nào đó để lượng hố nó. ở đây, để đánh giá sự đóng góp cơng sức của người dân cho lễ hội, chúng tôi chủ yếu dựa vào khoảng thời gian mà họ tham gia và chất lượng của công việc mà họ đảm nhận.

Như phần trên đã trình bày, lễ hội làng Giang Xá diễn ra trong vòng 4 ngày với rất nhiều hoạt động. Do vậy, nó địi hỏi sự đóng góp rất lớn về nhân lực. Tuỳ thuộc vào tính chất của từng cơng việc cụ thể, như : phục vụ đoàn rước, tham gia các chầu tế hay chịu trách nhiệm điều hành chung…mà các cá nhân, các nhóm tham gia phải có những sự nỗ lực khác nhau. Song nhìn chung, tất cả mọi người đều cố gắng hết mình để hồn thành cơng việc được giao.

Có thể thấy, các đám rước là một trong những hoạt động quan trọng nhất, là trọng tâm của những ngày lễ hội. Đám rước trong lễ hội làng Giang Xá với quy mô khá lớn, sử dụng đến nhiều đồ nghi trượng. Do vậy, số lượng hàng đô, chức việc tham gia trực tiếp vào đoàn rước cũng là một con số không nhỏ. Những người này lại thuộc nhiều nhóm xã hội khác nhau, có nhóm nam, nhóm nữ, nhóm trong độ tuổi đi học, nhóm trong độ tuổi lao động, nhóm người cao tuổi…Các nhóm này, với những đặc thù khác nhau về hoàn cảnh sống, về nghề nghiệp, về kinh nghiệm trong việc tham gia việc làng…Chính vì vậy, q trình

tham gia của họ vào lễ hội cũng có những điểm khác nhau. Và cơng sức của họ bỏ ra cũng không thể như nhau.

Phần lớn những công việc trong đám rước như khiêng kiệu Giá văn, khiêng nhang án, vác cờ, tán, lọng…. được giao cho các Hội Đồng canh từ lứa tuổi 30 đến 40. Cịn lại các cơng việc như quạt ngà, cờ reo được giao cho lớp người lớn tuổi hơn (từ 60 trở lên). Đây là những công việc tương đối vất vả bởi các đồ rước khá nặng, quãng đường rước tuy không xa nhưng thời gian đi lại kéo dài. Tuy nhiên, trải qua 3 lần tổ chức lễ hội (1989, 1994, 2000), phần lớn thành viên của các Hội Đồng canh này cũng ít nhất một lần được tham gia vào đoàn rước. Do vậy, đa số đều đã có kinh nghiệm. Đến lễ hội lần này, họ hầu như không mất nhiều thời gian vào việc luyện tập. Ơng Nguyễn Văn Minh (Hội Đồng canh Giáp Thìn - 41 tuổi) cho biết : “Chúng tôi ở đây thì chỉ mất có năm

đầu tiên khi lễ hội mới khơi phục trở lại thì phải tập nhiều. Cịn từ các năm sau trở lại đây, các công việc đã đâu vào đấy. Anh em chỉ tập khoảng 3 tối ở ngồi sân đình là thành thạo”. Nói vậy, tưởng như cơng việc của họ có phần dễ dàng

và khơng tốn nhiều cơng sức. Nhưng thực tế thì hồn tồn ngược lại, lúc chính thức vào hội mới là lúc họ phải dồn tồn bộ sức lực vào cơng việc. Ơng Minh nói tiếp : “ Đến ngày chính thức vào việc mới thấy vất vả. Tồn bộ cơng việc gia

đình trong mấy ngày đó dứt điểm là phải nghỉ. Phải tập trung vào công việc làng. Đến mùng 10 là chúng tôi phải nghỉ tồn bộ cơng việc làm ăn, cứ thế mà phục vụ làng thôi. Đến giờ là phải đi”.

Khác với các hàng đô khác, hàng đô phù giá, quân cờ, hay các em trong phường trống, trong hội sênh tiền lại là những người lần đầu tiên được tham dự lễ hội, lại được đảm trách các công việc quan trọng, nên dường như họ càng cảm thấy phải cố gắng nhiều hơn các bộ phận khác. Công việc luyện tập của các bộ phận này thường được bắt đầu từ cuối tháng 11 (âm lịch). Trong suốt hơn 1 tháng trời, ban ngày, cũng như bao học sinh khác, họ phải tới trường, phải lo toan những chuyện bài vở, học hành. Tối đến, tất cả lại tập trung ở sân đình, bộ phận nào vào bộ phận nấy, luyện tập chuẩn bị cho lễ hội.

Các buổi tập của đội quân cờ thường bắt đầu từ 7 giờ tối và kết thúc vào 10 giờ đêm. Họ phải luyện tập từ cách đi, cách đứng, từng động tác thật chính xác, tỷ mỉ sao cho thật đều, thật đẹp. Các bé gái trong hội sênh tiền cũng vậy, tuy còn nhỏ tuổi nhưng các em cũng tỏ ra khá nhanh nhạy trong việc nắm bắt các kỹ thuật như gõ nhịp hay phối hợp các động tác tay, chân…Trong khi đó, cơng việc của các hàng đơ Phù giá cũng khá vất vả. Họ phải khiêng chiếc kiệu nặng trên vai, lại phải đi cho đúng quy cách, đúng bước, đúng nhịp, lại phải biết phối hợp với các thành viên khác trong tồn đội.

Càng đến gần ngày hội, cơng việc càng được tiến hành khẩn trương. Các bộ phận phải tăng cường số buổi tập. Ví dụ, các hàng đơ Phù giá phải tập cả ban ngày vào các thứ 7, chủ nhật trong tuần. Cơng việc càng địi hỏi sự đầu tư nhiều về thời gian và công sức của những người tham gia. Nhưng chính lúc này, dù cảm thấy rất vinh dự khi con em mình được vào chân cờ, chân kiệu, nhưng lại lo công việc luyện tập mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến việc học, nhiều gia đình lên tiếng xin rút tên con mình ra khỏi danh sách. Việc này buộc ban tổ chức cùng các cụ cao tuổi trong nhà phải đến từng nhà, thuyết phục gia đình cho các con, các cháu tiếp tục ra phục vụ việc nhà Thánh. Tất nhiên, khi các cụ đã có lời thì khơng cịn gia đình nào dám từ chối. Mọi cơng việc luyện tập cứ thế lại tiếp tục.

Đối với những người giữ các trọng trách quan trọng khác của lễ hội, làm các cơng việc phụ trách chung thì địi hỏi việc góp cơng, góp sức cịn lớn hơn. Cơng việc của bà Cai cờ là một ví dụ. Để chuẩn bị tổ chức một giải cờ, toàn bộ việc lựa chọn quân cờ, tiến hành luyện tập phải kéo dài gần hai tháng. Tất cả các công việc này đều do các bà Cai cờ chịu trách nhiệm trực tiếp. Bà Phùng Thị Lưu (50 tuổi), Cai cờ trong lễ hội năm 2004 cho biết: “ Khó khăn nhất là việc

chọn quân. Ban cai cờ chúng tôi phải đi đến từng nhà xin phép cho các cháu tham gia. Ban đầu đi như vậy thì có các cụ cao tuổi đi cùng. Sau, những cơng việc khó khăn cịn lại, chị em chúng tôi phải tự giải quyết hết. Hai tháng trời tham gia lễ hội, chị em chúng tơi tồn “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”. Đối

Nhưng vượt lên trên hết là niềm vinh dự được phục vụ “nhà Ngài”, khiến cho mọi người dường như quên hết mọi khó khăn. Điều này đúng như những gì mà bà Phùng Thị Lưu vẫn thường tâm niệm : “Việc nhà Thánh thì chị em chúng tơi

chỉ cần cái tâm, là việc nhà Thánh thì Ngài thương chúng tơi. Cịn về duy tâm, chúng tơi nghĩ là ra hầu nhà Thánh thì khơng thiệt.”

Ngồi những người được trực tiếp giao việc, không thể kể đến những người mà công việc của họ tuy khơng có tên gọi cụ thể nhưng lại vơ cùng quan trọng. Đó là các cụ cao tuổi với sự chỉ bảo, sự giám sát, sự giúp đỡ cho những người trực tiếp tham gia cơng việc. Đó cịn là những người phụ nữ sắp xếp, lo toan cơng việc gia đình để những người đàn ơng n tâm thực hiện bổn phận của mình với làng. Tất cả, bằng nhiều cách khác nhau đều đã đóng góp một phần cơng sức của mình cho sự thành cơng của lễ hội.

Ở đây, chúng ta khơng thể dùng một phép tính số học để tính xem số ngày mà tất cả những người tham gia vào lễ hội đã bỏ ra tương ứng với bao nhiêu ngày công của một công nhân, hay của bất kỳ một người lao động nào trên các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, rõ ràng rằng, trong tồn bộ q trình tham gia của mình, cơng sức, sự nỗ lực, cố gắng mà người dân đã bỏ ra từ khi luyện tập cho đến những ngày vào việc chính thức chắc chắn là rất lớn.

Một phần của tài liệu ổngquan về lễ hội làng Giang Xá (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w