Các Hội Đồng canh

Một phần của tài liệu ổngquan về lễ hội làng Giang Xá (Trang 85 - 91)

III. VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI TRONG LÀNG

2. Sự tham gia của các phường, hộ

2.1. Các Hội Đồng canh

Hội Đồng canh (một tên gọi khác của Hội đồng niên) là tổ chức tự tập hợp của các thành viên cùng năm sinh. Ở Giang Xá, thường thì ngồi 20 tuổi người ta bắt đầu thành lập các Hội Đồng canh. Như vậy có thể thấy rằng số lượng các Hội Đồng canh là rất lớn. Theo danh sách do ông trưởng Ban Bộ lễ nắm giữ, hiện nay trong làng có 52 Hội với các thành viên có độ tuổi từ 22 (Hội Nhâm Tuất) đến 84 (Hội Canh Thân). Khơng chỉ có nam giới mà phụ nữ cũng tham gia Hội Đồng canh, tuy nhiên họ không vào chung các hội với nam mà thành lập hội của riêng mình và số lượng của các Hội Đồng canh nữ cũng rất khiêm tốn (hiện nay ở Giang Xá chỉ có 4 Hội Đồng canh nữ).

Tất cả các Hội Đồng canh đều có Trưởng hội do các thành viên trong hội bầu ra. Trưởng Hội Đồng canh phải là người tháo vát, biết tính tốn, gia đình

cũng phải thuộc loại khá giả, có của ăn của để. Mỗi năm, hội cử ra hai người đăng cai, chịu trách nhiệm ứng trước tồn bộ chi phí của hội trong năm đó, triệu tập các hội viên mỗi khi trong hội có việc ăn uống, tổ chức giúp đỡ, làm hộ cho hội viên nào đấy khi nhà anh ta có việc lớn như cưới xin, tang chế. Khi tham gia vào hội, mỗi thành viên phải đóng một khoản tiền vào quỹ của hội, khoản tiền đó có thể là 20000 đồng, 30000 đồng hoặc 50000 đồng một năm tuỳ theo từng hội. Quỹ của hội do ơng thủ quỹ giữ. Thường thì ơng thủ quỹ sẽ cho vay số tiền đó với lãi suất thoả thuận. Người được vay là một trong nhiều thành viên của hội. Đến cuối năm, khi tiến hành tổng kết, số tiền mới được rút về để thanh toán cho hai người đăng cai. Cũng có những trường hợp, người được vay khơng thể trả lại số tiền quỹ của hội do hồn cảnh q khó khăn thì hội cũng thơng cảm và lại bắt đầu gây quỹ mới.

Rõ ràng, Hội Đồng canh là một tổ chức góp phần quan trọng vào việc thoả mãn các nhu cầu cộng cảm, hợp tác, tương trợ lẫn nhau theo lứa tuổi và theo giới tính. Theo nhận định của một số nhà nghiên cứu, các Hội Đồng canh đang chiều hướng phát triển ngày càng mạnh của ở vùng nông thôn đồng bằng Sơng Hồng hiện nay và có thể xem đây là một hình thức “biến tướng” của tổ chức giáp đã từng tồn tại trong các làng xã cổ truyền trước đây (8,123).

Như chúng ta đã biết, giáp là một tổ chức đặc biệt trong kết cấu xã hội của các làng xã cổ truyền ở đồng bằng Bắc Bộ. Giáp chỉ dành riêng cho nam giới, quan hệ giữa người với người trong giáp là mối quan hệ đặc biệt, quan hệ về tuổi tác, “thân phận của từng các nhân trong lịng giáp khơng tuỳ thuộc ở vị trí mà anh ta chiếm lĩnh trên bảng phổ hệ của một họ, hay ở điểm cư trú của anh ta trên địa vực làng, ở chỗ anh ta có đảm nhiệm hay khơng một chức vụ trong bộ máy chính quyền quân chủ, hay ở khối lượng tài sản anh ta nắm trong tay. Thân phận ấy phụ thuộc vào lớp tuổi” (26,48). Như vậy, giáp là thiết chế xã hội hay nhóm xã hội theo lớp tuổi của nam giới trong làng. ở đây, mọi thành viên không phân biệt địa vị kinh tế - xã hội nhưng thuộc cùng một lớp tuổi đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ.

Trong bối cảnh chung của làng xã cổ truyền ở đồng bằng Sông Hồng, tổ chức giáp cũng đã từng hiện hữu trong đời sống xã hội của làng Giang Xá trong suốt một thời gian dài. Sinh hoạt của giáp gắn liền với ngơi đình - trung tâm của hội làng. Chính vì vậy, hội hè là nơi chức năng xã hội của giáp thể hiện rõ nét nhất. Như phần trên đã nói, ở Giang Xá trước đây có tám giáp, khi làng mở hội, tồn bộ cơng việc từ chuẩn bị chi phí, lễ vật, đến việc tế lễ đều do các giáp đảm nhiệm. Mỗi giáp sẽ cử ra một người làm Chủ tế ( thường gọi là Cai đám) để tham gia vào Ban tế tự của làng. Thông thường, việc tế nghinh ở đền sẽ do giáp Đông làm Chủ tế, việc tế yên vị ở đình là phần của giáp Tư, cịn lại các ngày sau, chủ tế của các giáp sẽ lần lượt đảm nhiệm. Các ông Bồi tế bên dưới cũng là người do các giáp cử ra. Cùng với việc làm Chủ tế, việc chuẩn bị lễ vật thờ cũng do các giáp chịu trách nhiệm, mỗi ngày sẽ có một giáp làm Chủ tế, giáp nào làm Chủ tế thì giáp đó phải lo chuẩn bị đồ thờ, bao gồm cả cỗ chay và cỗ mặn. Sau khi tế lễ xong, cỗ của giáp nào lại được trả về giáp ấy, mọi người cùng tham gia bữa ăn cộng cảm trong bầu khơng khí bình đẳng của giáp. Như vậy, trong lịch sử, giáp đã từng là tổ chức đóng vai trị chủ đạo trong đời sống tinh thần của các làng xã. Tất cả các chức vị tinh thần được trọng vọng nhất trong làng như chủ tế, chủ lễ, quan viên bồi tế - những người có vinh dự được đại diện cho cả làng trình mặt trước Thành hồng đều được chọn ra từ các giáp. Nhờ nguyên tắc tổ chức đặc biệt của mình, giáp có thể tạo ra một mơi trường cộng cảm trong bình đẳng, nhờ vậy, “trong những ngày lễ lạt, ai nấy tạm quên đi (và quên được) những mâu thuẫn hằng xuyên trong cuộc sống “thế tục” hàng ngày, để cùng nhau sống cái khơng khí vừa phấn khích, vừa lâng lâng, rất khó tả của lễ hội đồng quê.” (26,124)

Đến đây, xin được quay trở lại với vấn đề của các Hội Đồng canh, với tên khác gọi là Hội Đồng niên ở các cộng đồng khác. Theo cố học giả Từ Chi, Hội Đồng niên cũng đã từng tồn tại trong lòng các giáp ở làng Việt cổ truyền với chức năng chủ yếu là để “bạn bè cùng tuổi trong một giáp tập họp lại chủ yếu để chè chén với nhau” (26,55). Như vậy, trong xã hội cổ truyền, Hội Đồng niên hầu như khơng có chức năng gì ngoại trừ việc ăn uống cộng cảm. Tuy nhiên, ngày

nay, khi tổ chức giáp hầu như khơng cịn hiện diện trong đời sống xã hội ở các làng quê vùng đồng bằng Sông Hồng, thì vai trị của các Hội Đồng niên dường như đã có phần thay đổi. Điều này được thể hiện qua việc tham gia của tổ chức này vào hội làng.

Như trên đã nói, số lượng các Hội Đồng canh ở Giang Xá là rất lớn với những thành viên thuộc nhiều lớp tuổi khác nhau. Chính vì vậy, đây được coi là lực lượng nòng cốt trong việc tổ chức lễ hội của làng. Tồn bộ hàng đơ, chức việc phục vụ cho lễ hội đều được Ban tổ chức lựa chọn từ các Hội Đồng canh này. Dưới đây là bảng phân công công việc cho các Hội Đồng canh trong hội làng Giang Xá năm 2004:

Công việc Hội Đồng canh Sốlượng người

Ghi chú

Kiệu Phù giá HĐC Quý Sửu 12 6 cờ ngũ phương HĐC Ất Tỵ 24 4 quạt đại

HĐC Quý Mão 10 1 tán sâu, 2 quạt vả Kiệu Giá văn HĐC Canh Tý 22 Kiệu – 8 người, 1 tán sâu

HĐC Giáp Thìn 16 2 cờ ngũ phương, 2 quạt vả HĐC Nhâm Tý 12 8 cờ ngũ phương

Nhang án HĐC Bính Ngọ 16 Kiệu – 8 người, tán sâu- 6 người, cờ ngũ phương – 2 người

Kiệu Bác Hồ HĐC Đinh Mùi 12 Kiệu- 4 người, 1 tán nông – 4 người

Kiệu nước HĐC Đinh Mùi 4 1 tán nông Gươm vàng HĐC Kỷ Dậu 14

Dùiđồng phủ việt HĐC Nhâm Dần 20

Cờ reo HĐC Giáp Ngọ 20 (lấy 16 người)

Rước cỗ HĐC Kỷ Mùi 10

HĐC Đinh Tý 10 Khiêng 2 kiệu cỗ + hai lọng Đồ trần thiết HĐC Đinh Dậu 10

HĐC Mậu Thân 10 Văn Kiên,Tề Kiên HĐC Đinh Dậu 6

Quạt ngà HĐC Kỷ Mão 4

Cờ Tổ quốc HĐC Nhâm Tuất 12 Cờ – 2 người, dòng voi ngựa – 8 người, chiêng trống- 2 người

Tổ Thư ký HĐC Giáp Thân 10

Đón hạ lễ HĐC Bính Thân 10 Cộng tác cùng Ban Khánh tiết

Tiếp khách HĐC Giáp Thân 10

Sân cờ người HĐC Quý Tỵ 22 Khảo cờ

HĐC Canh Tuất Sân khấu, ban thờ Khách thụ trai HĐCNhâm Thìn (nữ) 10 HĐC Ất Mùi (nữ) 10 Tổng số: 26 Hội Đồng canh.

Như vậy có thể thấy rằng, trong việc tham gia đoàn rước, các Hội Đồng canh đóng

vai trị rất quan trọng. Dựa trên số lượng hội viên và độ tuổi của từng hội, Ban Tổ chức sẽ phân cơng cho họ những cơng việc thích hợp. Sau khi Ban Tổ chức giao việc cho các Hội Đồng canh, các ông Trưởng hội nếu thấy phù hợp với điều kiện của hội mình thì sẽ nhận lời. Nếu thấy khơng đáp ứng được thì ngay lúc đó phải xin đổi cơng việc khác.

Đồn rước trong lễ hội làng Giang Xá có quy mơ khá lớn với rất nhiều đồ nghi trượng do vậy trách nhiệm của các Hội Đồng canh cũng rất nặng nề. Hội nào đảm nhận cũng việc gì, đi trước hay đi sau trong đoàn rước đều phải ghi nhớ cẩn thận. Ông Trưởng hội là người giữ trọng trách điều hành tồn bộ cơng việc của hội mình. Nếu hội nào khơng hồn thành cơng việc thì ơng Trưởng hội sẽ bị khiển trách và đến những lần lễ hội sau, hội của ông ta sẽ không được tham gia nữa. Chính vì vậy, tất cả các ơng Trưởng Hội Đồng canh đều tỏ ra rất sốt sắng với công việc. Thậm chí có trường hợp như Hội Đồng canh Giáp Thìn (41 tuổi), để tránh anh em ngủ quên làm chậm trễ việc tập trung phục vụ đồn rước, ơng Trưởng hội đề nghị tất cả mọi người đêm hôm trước tập trung ngủ tại nhà ông ta để sáng hôm sau ra phục vụ việc làng đúng giờ. Có thể thấy rằng, tâm lý chung của mọi người khi tham gia việc làng, ngoài việc cảm thấy vinh dự về tinh thần, cịn ln phải cố gắng thực hiện cho tốt để tránh “điều qua tiếng lại” trong làng.

Không chỉ tham gia vào việc phục vụ đồn rước, các Hội Đồng canh cịn đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng trong việc tế lễ. Ví dụ Hội Đồng canh Mậu Tuất (47 tuổi) được chọn vào Ban tế, chịu trách nhiệm về việc tế trong toàn bộ các tuần tiết của làng. Trước đây, như đã nói, quan viên tế phải do các giáp cử ra dưới sự chỉ đạo của ông Chủ tế. Ngày nay, ban tế ở Giang Xá được lấy từ Hội Đồng canh. Hội Đồng canh được chọn vào phục vụ việc tế trước hết phải “đều người”, về mặt tuổi tác cũng phải gần đến tuổi ra gánh vác việc làng (50 tuổi). Các cụ cao tuổi cho rằng, việc chọn Hội Đồng canh vào Ban tế để nhằm giúp họ quen dần với các nghi thức trong tế lễ để sau ra phục vụ việc làng khỏi bỡ ngỡ. Tuy nhiên, ông Chủ tế- nhân vật giữ trọng trách quan trọng nhất, thay mặt dân làng hành lễ trước ban thờ Thánh thì vẫn phải do làng chọn riêng, không lấy theo Hội Đồng canh.

Như vậy, rõ ràng, các Hội Đồng canh đã bắt đầu có sự tham gia vào các cơng việc quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của cộng đồng làng xã, chức năng của nó khơng cịn chỉ bó hẹp trong phạm vi ăn uống cộng cảm của một nhóm những người cùng một lứa tuổi nữa.

Sự thay đổi vai trò của các Hội Đồng canh trong đời sống cộng đồng cịn thể hiện qua một hình thức đặc biệt của nó, đó là Ban Khánh tiết. Gọi là một hình thức đặc biệt, bởi vì, theo quy định của làng, Ban Khánh tiết bao gồm tất cả nam giới trong làng đến năm 50 tuổi, phải ra gánh vác việc làng một năm. Chức năng chính của Ban Khánh tiết là chuẩn bị lễ vật trong tất cả các tuần tiết của làng trong năm đó. Nguồn tài chính dùng cho việc tu lễ của Ban Khánh tiết được một phần trích từ quỹ công đức của làng, một phần lấy từ tiền chiết can do các cụ đóng góp trong dịp mừng thọ đầu năm. Ban Khánh tiết cũng do một ông Trưởng ban đứng đầu. Ơng Trưởng Ban Khánh tiết thường là ơng Trưởng Hội Đồng canh. Ngồi ra cịn có ơng Thư ký, hai ơng Phó ban, một ơng Thủ quỹ.

Trong việc tổ chức lễ hội, Ban Khánh tiết phải chuẩn bị toàn bộ cỗ thờ trong suốt các ngày lễ hội diễn ra. Ngày nay, công việc chuẩn bị lễ vật cũng được đơn giản hố đi rất nhiều vì số lượng đồ vật phẩm đã giảm xuống, hơn nữa các hình thức dịch vụ đã phát triển làm cho nhiều khâu cũng trở nên gọn nhẹ

hơn trước kia. Tuy nhiên để đảm nhiệm công việc này, các thành viên của Ban phải cố gắng rất nhiều. Họ phải ra đình, ra đền từ lúc sáng sớm để chuẩn bị đồ lễ và ra về sau cùng sau khi đã dọn dẹp mọi việc đâu vào đấy.

Về mặt lý thuyết, không phải tất cả thành viên của Ban Khánh tiết đều là hội viên của Hội Đồng canh 50 tuổi. Bởi vì Hội Đồng canh là một tổ chức tự tập hợp, không phải bất cứ ai ở tuổi đó cũng phải tham gia. Và đương nhiên, bất cứ hội viên nào cũng có quyền tun bố khơng gia nhập hội nữa. Nhưng trên thực tế, rất ít khi có trường hợp đó xảy ra. Bởi, “việc gia nhập hội vẫn có một lực tinh thần nào đó thúc đẩy, chí ít cũng do “cái tiếng” kẻ sống giữa làng mà nếu không đứng trong hội dễ bị lên án ngầm, bị coi là kẻ lạc lõng” (8,125;126). Chính vì vậy, về cơ bản, Ban Khánh tiết và Hội Đồng canh 50 tuổi chỉ là một. Điều khác biệt là ở chỗ, trong suốt một năm đó, Hội Đồng canh được gánh vác một trọng trách quan trọng hơn rất nhiều so với chức năng vốn có của nó.

Việc tham gia vào Ban Khánh tiết là vừa là vinh dự, vừa là trách nhiệm của mọi người đàn ông trong làng. Tất cả các Hội Đồng canh đều lần lượt phải/ được làm Ban Khánh tiết 1năm, phải lo công việc chuẩn bị lễ vật cho làng - công việc trước đây do các giáp đảm nhiệm. Sau một năm làm Ban Khánh tiết, người đó được coi là hồn thành nghĩa vụ với làng, là người đã có những hiểu biết nhất định về việc làng. Như vậy, đến những khi làng mở hội, những người đó sẽ được cắt cử, được tham gia vào các chức việc quan trọng.

Một phần của tài liệu ổngquan về lễ hội làng Giang Xá (Trang 85 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w