Hệ quả về mặt kinh tế

Một phần của tài liệu ổngquan về lễ hội làng Giang Xá (Trang 105 - 110)

V. HỆ QUẢ CỦA SỰ THAM GIA 1 Hệ quả về mặt xã hộ

3. Hệ quả về mặt kinh tế

Xét trên phương diện kinh tế, việc tổ chức lễ hội ngày nay cũng đã có nhiều thay đổi. Trước đây, tồn bộ phần chi phí về lễ vật đều do các giáp tự chi trả dựa vào nguồn hoa lợi thu được từ ruộng giáp. Trong khi đó, việc may sắm trang phục đều do các gia đình tự chịu trách nhiệm. Như vậy, trong việc tổ chức lễ hội hoàn toàn dựa vào sự tự nguyện của người dân.

Ngày nay, nguồn chi phí cho lễ hội phần lớn cũng được lấy từ các khoản đóng góp tự nguyện của các cá nhân, các nhóm, các tổ chức như tiền cơng đức hàng năm, quỹ của lễ hội. Tuy nhiên điều đáng quan tâm ở đây là sự xuất hiện của một phương thức mới trong việc tổ chức lễ hội - phương thức đầu tư. Biểu hiện của phương thức này thể hiện ở việc ban tổ chức phải chi tiền để may sắm

quần áo cho một số bộ phận như phường trống hay đội quân cờ. Điều này trước đây là hồn tồn khơng có. Trên thực tế, số tiền mà Ban Tổ chức chi cho việc may sắm này chỉ chiếm một phần trong khoản chi tiêu thực sự. Ngồi ra, các gia đình vẫn phải đóng góp thêm. Nhưng nếu khơng có khoản đầu tư ban đầu này thì hầu như chẳng có gia đình nào chịu bỏ ra một khoản tiền lớn để sắm sửa cho con em mình. Sau lễ hội, tồn bộ số trang phục được tặng lại cho các quân cờ. Như vậy, xét về mặt kinh tế, ngày nay, tính tự nguyện của người dân khi tham gia vào lễ hội đã phần nào giảm đi. Những tính tốn thiệt hơn về mặt vật chất đã bắt đầu xâm nhập và ảnh hưởng tới những sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng. Tính tự nguyện giảm xuống, nhường chỗ cho sự tham gia có điều kiện.

Lễ hội đã, đang và sẽ là một phần thiết yếu trong đời sống văn hoá tinh thần của cộng đồng, nhất là cộng đồng nông thôn. Sự trường tồn của hội làng vẫn là biểu hiện của tinh thần cộng đồng và của tâm thức hướng về ơng tổ của làng (Thành hồng). Cũng như các hiện tượng văn hoá khác, lễ hội ngày nay cũng chịu tác động của quá trình biến đổi kinh tế - xã hội theo chiều hướng ngày càng hiện đại hố. Chính trong q trình đó, con người đương đại ở Giang Xá về cơ bản vẫn ứng xử với lễ hội theo những khuôn mẫu truyền thống của cha ơng mình. Những thêm bớt cho phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội hiện tại chỉ là nhỏ lẻ, chưa đủ làm thay đổi các khuôn mẫu cũ. Tuy nhiên, những tác động của q trình hiện đại hố, những sức ép về thời gian, tâm lý, lối sống… đến cách ứng xử của con người dân Giang Xá ngày nay với lễ hội cũng là một thực tế mà chúng ta cần tính đến.

KẾT LUẬN

Khơng nằm ngồi sự phát triển chung của tồn xã hội, làng Giang Xá ngày nay đang trong q trình biến đổi theo chiều hướng đơ thị hố và hiện đại hố. Trong bối cảnh đó, cũng như nhiều làng xã khác ở đồng bằng Sông Hồng, dưới tác động của qúa trình đổi mới chính sách văn hố, trong đó có các chính sách về tín ngưỡng- tơn giáo, người dân Giang Xá đã có nhiều cố gắng để khơi phục lại các nghi lễ truyền thống vốn có của cha ơng mình. Và hội làng, hình thức sinh hoạt văn hố - tín ngưỡng tiêu biểu nhất cho đời sống làng Việt ở đồng bằng Sông Hồng, sau nhiều năm bị quên lãng, nay lại hiện diện và trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hoá tâm linh của người dân Giang Xá.

1. Sự phục hồi của hội làng ở Giang Xá cho thấy, hình thức sinh hoạt văn hố dân gian này vẫn là một nhu cầu của cả làng. Nhu cầu này trước hết xuất phát từ mặt tâm linh. Có thể thấy rằng, cho đến nay, thiết chế đình, mà gắn liền với nó là sự hiện diện của thần Thành hồng - vị thần hộ mệnh cho cộng đồng, vẫn luôn tồn tại trong tâm thức của người dân nơi đây. Người dân đến với lễ hội như một dịp để thể hiện lịng thành kính của mình với bậc bảo trợ cộng đồng. Đồng thời, lễ hội giống như một chiếc “cầu nối” để con người giãi bày những tâm tư, nguyện vọng, những mong ước của họ với thần linh, thể hiện niềm tin vào sự phù hộ của thần linh cho các hoạt động đời thường của mình.

Tiếp đó, về mặt tâm lý, lễ hội đã đáp ứng được nhu cầu sống trong cộng đồng của người nông dân. Nhu cầu ấy qua hội làng biểu hiện ở hai bình diện: (1)

Khẳng định và củng cố cộng đồng làng - ở mặt này dường như cá nhân rất nhỏ bé so với cộng đồng, nó tồn tại vì cộng đồng; (2) Thể hiện vai trị, địa vị, tơn ty của cá nhân, các tầng lớp trong cộng đồng làng (lớp người cao tuổi, các chức việc quan trọng như chủ tế, chủ lễ và kể các các chân kiệu… đều thông qua sinh hoạt cộng đồng mà khẳng định được cái cá nhân của mình). Cả hai mặt này không hề mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau.

2. So với truyền thống, vai trò của lễ hội ngày nay đã có một số thay đổi. Ngồi việc đáp ứng nhu cầu tâm linh và cố kết cộng đồng, lễ hội hiện nay cịn góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo tồn và tơn tạo di tích. Ở Giang Xá, vào các kỳ lễ hội, nguồn kinh phí thu được do dân làng và khách thập phương cơng đức được giành phần lớn cho công tác bảo quản, tơn tạo, chống xuống cấp các di tích của làng như đình, đền.

3. Chính vì đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng nên lễ hội vẫn thu hút đông đảo các tầng lớp, các nhóm xã hội tham gia. Trong đó vai trị của lớp người cao tuổi và nam giới vẫn là chủ đạo. Bên cạnh đó, khác với truyền thống, ngày nay, vai trò của phụ nữ trong các sinh hoạt tín ngưỡng ở cộng đồng cũng được mở rộng hơn. Người phụ nữ ở Giang Xá đã có quyền cúng tế tại đình, đền, được tham gia vào các cơng việc của lễ hội, mặc dù vậy, họ vẫn chưa được tham gia vào tổ chức chủ trì việc lễ tiết của làng như Ban Khánh tiết, Ban Bộ lễ.

4. Tham gia vào việc tổ chức lễ hội ngày nay có sự kết hợp của nhiều tổ chức xã hội khác nhau trong làng. Nhưng vai trò chủ đạo vẫn thuộc về các tổ chức do dân tự thành lập như các Hội Đồng canh, Hội Phụ lão, Ban Khánh tiết…Đây là các tổ chức vốn đã từng tồn tại trong các làng xã nông thơn truyền thống trước đây, nó đại diện cho các quan hệ cộng đồng và năng lực tự quản cộng đồng ở nông thôn, một giá trị xã hội rất được người Việt coi trọng. Ngày nay, chức năng của nhiều tổ chức này đã có nhiều thay đổi so với truyền thống, đặc biệt là trong việc tổ chức hội làng.

5. Trong sự nỗ lực khơi phục lại một hình thức sinh hoạt văn hố tín ngưỡng tiêu biểu của dân tộc, người dân Giang Xá đã cố gắng bảo lưu theo đúng những khn mẫu văn hố truyền thống. Tuy nhiên, trong bối cảnh của q trình

hiện đại hố ngày nay, trước sức ép của những qui định như pháp luật, thời gian, tâm lý đương thời, mức sống…người dân ở Giang Xá đã gia giảm những nghi thức, hoạt động của hội làng. Tuy nhiên, sự thay đổi này không làm mất đi bản chất của các khn mẫu đó, nó vẫn được bảo lưu dù khơng ngun vẹn như truyền thống mà đã có biến đổi nhỏ để thích nghi với cuộc sống đương thời.

6. Qua việc nghiên cứu lễ hội làng Giang Xá, chúng tôi cũng nhận thấy một vấn đề đáng quan tâm trong việc xây dựng đời sống văn hố cơ sở ở nơng thôn hiện nay. Từ thực tế hoạt động của các tổ chức tự quản của dân cũng như vai trò của các tổ chức này trong các hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng, chúng tơi cho rằng đây chính là cơ sở cho việc tăng cường tính tự quản của cộng đồng về mặt văn hố. Điều cần làm là có sự hỗ trợ từ phía nhà nước trong việc quản lý để hướng những tổ chức này vào những hoạt động lành mạnh, có ý nghĩa như tơn tạo, tu sửa các di tích lịch sử, tổ chức các sinh hoạt văn hoá cộng đồng.

7. Cuối cùng, từ trường hợp thực tế của làng Giang Xá, chúng tôi nhận thấy rằng, lễ hội ngày nay vẫn thực sự có một vai trị hết sức quan trọng trong đời sống văn hố của cộng đồng nơng thơn. Do vậy, cần tiếp tục những nghiên cứu này ở nhiều địa phương khác. Đặc biệt, phải tiến hành khảo sát kỹ lưỡng các lễ hội dân gian hiện nay để có thể đưa ra các định hướng có tính khoa học cho sự phục hồi và phát triển của các lễ hội này.

Một phần của tài liệu ổngquan về lễ hội làng Giang Xá (Trang 105 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w