d) Giai đoạn 4: Tổng hợp và đánh giá kết quả thực hiện dự án
2.2.2.3. Điểm khác nhau của hai loại dự án
Quy trình DHTDA đối với môn XSTK được xây dựng theo các bước chung trong chương 1. Tuy nhiên, ngoài những bước mỗi loại dự án “Hình thành kiến thức mới” và “Vận dụng, củng cố kiến thức đã học” cũng có những bước riêng mang đặc điểm của từng loại dự án nói trên.
Trong giai đoạn 1: Chọn chủ đề và xác định mục tiêu dự án
Đối với dự án “Hình thành kiến thức mới”: GV thường là người đề xuất đề tài để giúp SV định hướng được lý thuyết cần khám phá. Tiếp đó, bằng con đường suy diễn, dựa trên kiến thức đã có, SV có thể giải quyết tình huống thực tiễn để tìm ra kiến thức cần lĩnh hội. với ý tưởng mà GV đề xuất, SV xác định rõ nội dung lý thuyết mới cần đạt được, hệ thống bài tập cần tìm hiểu và giải quyết
Đối với dự án “Vận dụng lý thuyết đã học” thì GV cần hướng dẫn lý thuyết cho SV theo nội dung bài học, sau đó SV là người sẽ đề xuất các ý tưởng, đề xuất việc tìm kiếm và giải quyết các vấn đề ứng dụng trong thực tiễn. Hoạt động của dự án thường liên quan tới các hoạt động điều tra, khảo sát các vấn đề thực tiễn trong xã hội, kinh tế dưới dạng các bài toán.
Trong giai đoạn 2: Lập kế hoạch dự án
Đối với dự án “Hình thành kiến thức mới”: Để đưa ra lý thuyết mới trong môn XSTK là khó, vì vậy mà hầu hết SV gặp khó khăn khi thực hiện dự án này, đó là không biết bắt đầu như thế nào. Bởi thế, lúc khởi đầu GV cần đưa ra các câu hỏi định hướng cho SV để thực hiện phần nhiệm vụ của mình.
Chẳng hạn: Với dự án hình thành công thức XS toàn phần, công thức Bayes, từ tình huống thực tiễn GV hướng dẫn SV phát biểu thành bài toán như: Tỷ lệ người nghiện thuốc lá là H%, tỷ lệ người bị bệnh T trong số người hút thuốc lá là F%, tỷ lệ người bị bệnh T trong số người không hút thuốc lá K%. Nếu kiểm tra ngẫu nhiên một người và thấy người đó bị bệnh T, vậy họ là người nghiện thuốc hay không nghiện
thuốc với XS là bao nhiêu. Để đưa ra hai công thức, GV có thể hướng dẫn SV thông qua các câu hỏi định hướng như: Cần tính XS của biến cố nào? Có thể mô tả biến cố cần tính thông qua các biến cố khác có trong bài? Sử dụng các công thức đã học như cộng, nhân XS, XS có điều kiện như thế nào?...
Đối với dự án “Vận dụng, củng cố kiến thức đã học”, SV thường gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động thực tiễn, họ chưa có kinh nghiệm nên không lường hết được các trường hợp có thể xảy ra. Vì vậy, ở bước này GV cần đưa ra lời khuyên với các nhóm. GV có thể hướng dẫn các biểu mẫu, mẫu điều tra, các vấn đề của lĩnh vực mà nhóm chọn trong dự án mà có thể vận dụng lý thuyết TK để giải quyết…
GV cần chú ý kiểm tra định hướng giải quyết dự án của SV, đặc biệt chú ý tới PP thực hiện dự án. GV có thể hướng dẫn và điều chỉnh lại nếu nhóm SV đi chệch hướng.
Trong giai đoạn 3: Thực hiện dự án
- Trong dự án “Hình thành kiến thức mới” PP thực hiện thường là dùng suy luận suy diễn để tìm kiến thức mới, phân tích để tìm đặc điểm của các bài tập XS có sử dụng kiến thức mới đó, SV hệ thống kiến thức mới thu được từ dự án, đưa ra hệ thống bài tập thực tiễn để xây dựng, sử dụng kiến thức. Đưa ra hệ thống các vấn đề thực tiễn có liên quan đến kiến thức mới đó.
- Trong dự án “Vận dụng, củng cố kiến thức đã học” SV hệ thống lại kiến thức đã học, phân tích các vấn đề thực tiễn, dựa trên kiến thức, kinh nghiệm đã có để đánh giá các vấn đề nghiên cứu…SV tổng hợp số liệu, SV có thể đề xuất ra các tình huống thực tiễn thành bài toán XS, TK cần giải quyết qua số liệu mà họ thu thập được.
Trong giai đoạn 4: Tổng hợp và đánh giá
Đối với dự án “Hình thành kiến thức mới” nội dung chủ yếu của sản phẩm báo cao thường là một hệ thống kiến thức XS mới mà SV đã khám phá, và lĩnh hội được. Đối với dự án “Vận dụng, củng cố kiến thức đã học”: Sản phẩm của dự án này cũng được trình bày với nội dung cụ thể: các thông tin liên quan đến vấn đề thực tiễn mà nhóm tìm hiểu; hệ thống số liệu, bảng biểu mà nhóm đã điều tra và tổng hợp; những đề xuất, kiến nghị.