d) Giai đoạn 4: Tổng hợp và đánh giá kết quả thực hiện dự án
1.2.4.1. Mối quan hệ giữa DHTDA với dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
Đối với giáo dục ĐH thì dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề bao gồm các giai đoạn:
- GV gợi tình huống có vấn đề, SV phát hiện vấn đề, phát biểu vấn đề dưới hình thức nêu lên những mâu thuẫn cần giải quyết.
- SV huy động vốn kinh nghiệm của bản thân để tự lực xây dựng kế hoạch để giải quyết các mâu thuẫn đã nêu.
- SV tự lực thực hiện kế hoạch. GV hướng dẫn, giúp đỡ, cố vấn, gợi ý. SV đánh giá việc thực hiện kế hoạch theo hướng đối chiếu kết quả thu được với giả thuyết.
- SV kiểm tra kết quả thu được qua kiểm nghiệm, rút ra kết luận và có thể đề xuất những vấn đề mới cần giải quyết. Dưới sự chỉ đạo của GV, SV tổng kết đánh giá kết quả, khái quát những tri thức mới.
Như vậy, có thể thấy sự tương đồng trong quá trình thực hiện PP này với các bước thực hiện DHTDA. Với PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề, SV hoàn toàn tự lực để thực hiện việc nhận ra vấn đề cần nghiên cứu, tìm kiếm con đường để giải quyết vấn đề đó (cũng có sự hỗ trợ của GV khi cần thiết). Các vấn đề có thể gồm nhiều dạng khác nhau về lý luận và thực tiễn, được giải quyết ở lớp hay ở phòng thí nghiệm hoặc ở cơ sở sản xuất… Với PPDH này, SV được tạo điều kiện để phát huy tính sáng tạo, nâng cao hứng thú nhận thức…, từ đó bồi dưỡng được những phẩm chất và tác phong của nhà nghiên cứu. Những đặc điểm đó thể hiện rõ và đầy đủ trong DHTDA vì dự án và tiến trình thực hiện chính là vấn đề và quá trình giải quyết – nghiên cứu vấn đề do chính người học đảm nhận với sự hỗ trợ của GV.