VẬN DỤNG DHTDA TRONG MÔN XÁC SUẤT THỐNG KÊ 1 Những nội dung của môn XSTK có thể giảng dạy theo DHTDA

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học theo dự án trong môn xác suất thống kê cho sinh viên đại học sư phạm toán (Trang 38 - 39)

d) Giai đoạn 4: Tổng hợp và đánh giá kết quả thực hiện dự án

2.2. VẬN DỤNG DHTDA TRONG MÔN XÁC SUẤT THỐNG KÊ 1 Những nội dung của môn XSTK có thể giảng dạy theo DHTDA

2.2.1. Những nội dung của môn XSTK có thể giảng dạy theo DHTDA

Với các tiêu chí lựa chọn nội dung đã xác định kết hợp đặc điểm, mục tiêu đào tạo môn XSTK ở trường SP đối với SV ngành Toán, chúng tôi liệt kê các nội dung cơ bản của môn XSTK có thể vận dụng DHTDA:

1. Nội dung về các khái niệm cơ bản, các công thức cộng, nhân xác suất, công thức Bayes, công thức Becnuli

2. Nội dung về: “Các tham số đặc trưng của biến ngẫu nhiên”. 3. Nội dung về: “Ứng dụng thực tiễn của phân phối chuẩn”. 4. Nội dung về: “Biến ngẫu nhiên và luật phân phối”.

5. Nội dung về: “Bài toán ước lượng TK”. 6. Nội dung về: “Bài toán kiểm định TK”. 7. Nội dung về: “Tương quan hồi quy”.

Việc lựa chọn các DAHT theo các nội dung này thông thường được GV giới thiệu, định hướng, cung cấp thông tin thông qua ví dụ trong các lĩnh vực thực tiễn khác nhau. Chẳng hạn với nội dung 1, khái niệm phép thử và không gian biến cố sơ cấp có thể bắt đầu từ những ví dụ rất đơn giản: kiểm tra một lô sản phẩm trong cửa hàng cung cấp; việc tung xúc xắc, gieo đồng xu,… tiến hành các thí nghiệm trong thực tiễn ở điều kiện như nhau với số phép thử khá lớn. Từ đó thấy tần suất thể hiện tính ổn định của nó rất rõ ràng. Nội dung này có thể tạo cho SV dự án nhỏ để kiểm tra công thức đã học thông qua việc thực hiện các cuộc điều tra TK các lĩnh vực trong cuộc sống.

Với nội dung 2, khi đã xác định được quy luật phân phối của một biến ngẫu nhiên cũng tức là có thể thu được toàn bộ thông tin về biến ngẫu nhiên đó. Tuy nhiên, trong thực tế thì nhiều khi chỉ cần quan tâm đến những thông tin cô đọng, phản ánh tổng hợp những đặc trưng quan trọng nhất của biến ngẫu nhiên được nghiên cứu thể hiện qua các tham số. Các tham số đặc trưng của biến ngẫu nhiên được chia thành ba loại:

- Các tham số đặc trưng cho xu hướng giá trị trung tâm của biến ngẫu nhiên như: Kì vọng toán, Trung vị, Mốt…

- Các tham số đặc trưng cho độ phân tán của biến ngẫu nhiên như: Phương sai, Độ lệch chuẩn, Hệ số biến thiên…

- Các tham số đặc trưng cho dạng phân phối XS.

Các tham số này có ứng dụng thực tiễn rất cao. Khái niệm kì vọng lúc đầu xuất hiện trong các trò chơi may rủi để tính giá trị mà người chơi mong đợi sẽ nhận được. Trong kinh doanh, thì kì vọng được coi như một tiêu chuẩn để ra quyết định trong tình huống cần lựa chọn giữa nhiều chiến lược khác nhau. Phương sai cũng có nhiều ứng dụng trong thực tiễn. Trong kỹ thuật, phương sai đặc trưng cho sai số của thiết bị còn trong kinh doanh phương sai lại đặc trưng cho mức độ may rủi của các quyết định. Có thể thông qua một số ví dụ để thấy được ứng dụng của hai tham số trên, sau đó SV chính thức xây dựng DAHT đối với nội dung này.

Tóm lại, có thể tạo nên nhiều DAHT từ môn XSTK. Trong mỗi dự án, việc thâm nhập vào thực tiễn có thể được có thể thay đổi theo chủ đề hàng năm để tạo nên sự phong phú trong các dự án. Chẳng hạn, với dự án được thiết kế trong bài “Ước lượng giá trị trung bình của biến ngẫu nhiên”, có thể nghiên cứu về điểm trung bình môn Toán của học sinh các trường phổ thông tỉnh Phú Thọ, có thể nghiên cứu mức tiêu thụ trung bình về nhu cầu các mặt hàng thiết yếu của người dân trong tỉnh (xăng, nước, điện, hàng hóa,…), có thể nghiên cứu về nhu cầu trung bình của người dân về các dịch vụ y tế, viễn thông,…

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học theo dự án trong môn xác suất thống kê cho sinh viên đại học sư phạm toán (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w