d) Giai đoạn 4: Tổng hợp và đánh giá kết quả thực hiện dự án
2.1.2.1. Nội dung phải có tiềm năng gắn vào tình huống thực tiễn
Ý tưởng của DHTDA được nảy sinh từ việc giải quyết các tình huống trong thực tiễn đời sống, xã hội để qua đó người học lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng tư duy. Vì vậy, mà các chủ đề của DAHT đều xuất phát từ những tình huống thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như thực tiễn đời sống của SV. Quá trình thực hiện DAHT chính là quá trình kết hợp nghiên cứu lý thuyết và vận dụng lý thuyết để giải quyết vấn đề đặt ra trong tình huống đó; hoặc là quá trình từ thực tiễn đúc kết thành lý thuyết, lại đem lý thuyết đó để vận dụng vào thực tiễn. Các DAHT mang ý nghĩa thực tiễn, gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống xã hội. Chính vì vậy, một nội dung học tập nào đó được chọn lựa để sử dụng được DHTDA cần mang tính thực tiễn cao, xuất phát từ thực tiễn hoặc có tiềm năng gắn vào tình huống thực tiễn.
Môn XSTK có tính thực tiễn phổ dụng, có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống thực tiễn, trong nhiều ngành khoa học, kỹ thuật… và là công cụ nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học. Đó vừa là đặc điểm quan trọng của XSTK vừa là thuận lợi lớn cho việc tổ chức DHTDA. Nội dung vận dụng DHTDA để giảng dạy trong môn XSTK nên đưa ra từ các tình huống thực tiễn và xây dựng trên cơ sở khai thác vai trò của nội dung kiến thức đó đối với thực tiễn.
Trong quá trình học tập, mỗi người với năng lực và kinh nghiệm, vốn sống của mình sẽ tiếp cận kiến thức mới theo những con đường khác nhau và mang lại sự hỗ trợ cho các thành viên khi tham gia DAHT. Ngoài ra, nội dung bài học mang tính thực tiễn giúp quá trình tiếp cận kiến thức của SV hình thành theo nguyên tắc: Từ giải quyết các vấn đề thực tiễn để tiếp cận, nghiên cứu và xây dựng lý thuyết, sau khi đã nắm vững lý thuyết lại mang lý thuyết đó để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Nội dung gắn với thực tiễn nhưng phải bám sát mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu của bài học nói riêng. Nội dung cũng không thể có khoảng cách quá xa với khả năng của người học. Nội dung
đó phải nêu được vấn đề để người học phát hiện và giải quyết, nhưng vấn đề đó ngoài yêu cầu xuất phát từ thực tiễn, thì phải phù hợp năng lực của người học và phục vụ trực tiếp cho việc đạt được mục tiêu đã xác định của bài học như đã nêu ở trên.