Đánh giá quá trình thực hiện dự án của S

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học theo dự án trong môn xác suất thống kê cho sinh viên đại học sư phạm toán (Trang 48 - 49)

d) Giai đoạn 4: Tổng hợp và đánh giá kết quả thực hiện dự án

2.2.4. Đánh giá quá trình thực hiện dự án của S

Để đánh giá SV thì GV có thể đánh giá sản phẩm cuối cùng, kiến thức mà SV thu nhận được, các kĩ năng và thái độ mà SV đạt được trong quá trình thực hiện dự án.

- Đối với sản phẩm của SV phải thoả mãn được yêu cầu: +) Thể hiện được trình độ nắm kiến thức cơ bản, phát triển các kĩ năng cần thiết khi giải quyết các vấn đề thự tiễn liên quan đến kiến thức của chủ đề kiến thức; +) Thể hiện được khả năng tìm kiếm các cách thức, giải pháp để thu nhận được kiến thức và phát triển kĩ năng.

- Đánh giá về thái độ (nghiêm túc trong quá trình thực hiện dự án, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao đúng thời hạn với sản phẩm có chất lượng, ..).

- Đánh giá một số kĩ năng khác như: giao tiếp, điều tra, tổ chức, quản lý, lãnh đạo, giải quyết vấn đề, hợp tác làm việc trong nhóm, tự đánh giá và trình bày kết quả, sản phẩm dự án,…

- Đánh giá khả năng sử dụng kiến thức môn XSTK trong việc dạy học chủ đề kiến thức chủ đề XSTK ở trường phổ thông.

Để đánh giá HS thì ta có thể đánh giá kiến thức mà học sinh thu nhận được, các kĩ năng và thái độ mà học sinh đạt được trong quá trình thực hiện các hoạt động trong nhóm học tập.

- Đánh giá kiến thức học sinh thu nhận được: Đảm bảo tính đúng đắn, chính xác, không gây những hiểu biết sai lệch.

- Đánh giá về thái độ học tập và hoạt động trong nhóm: trước hết là thái độ nghiêm túc trong quá trình thực hiện kế hoạch của nhóm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Việc đánh giá trong DHTDA không chỉ dừng ở việc đánh giá sản phẩm của dự án mà là đánh giá cả quá trình thực hiện qua các giai đoạn, đồng thời có các minh chứng cụ thể khi đánh giá. Như đã nêu ở trên, việc đánh giá ở giai đoạn này cần tập trung vào các tiêu chí sau:

- Đánh giá sự phù hợp của chủ đề dạy học với đặc điểm của DHTDA.

- Đánh giá việc xác định mục tiêu (rõ ràng, đầy đủ, phù hợp với đối tượng...). - Đánh giá việc tổ chức thực hiện: +) Kế hoạch hợp lý và đầy đủ, khả thi; +) Phân nhóm và tổ chức làm việc theo nhóm, xác định trách nhiệm của các thành viên...; +) Hoạt động cụ thể của nhóm (chiến lược giải quyết vấn đề, PP thực hiện, phân công công việc...); +) Phát huy tính tích cực, chủ động của cá nhân trong quá trình học.

- Đánh giá kết quả thu được (có đối chiếu với mục tiêu) ở mỗi người học.

- Những kết luận rút ra được để giúp cho việc điều chỉnh trong giảng dạy và học tập môn XSTK.

Thực hiện việc đánh giá trong giai đoạn này có thể sử dụng một số công cụ đánh giá sau:

- Các phiếu tự đánh giá của GV cũng như phiếu đánh giá của GV đối với SV, phiếu đánh giá của đồng nghiệp đối với GV.

- Để đánh giá SV có thể sử dụng: (1) Bài kiểm tra viết để kiểm tra khả năng tiếp thu, hiểu và vận dụng kiến thức của SV, đặc biệt là vận dụng kiến thức XS, TK vào các tình huống thực tiễn; (2) Hệ thống câu hỏi phỏng vấn trong khi đánh giá sản phẩm hoặc kết quả trong từng giai đoạn học tập của họ; (3) Phiếu tự đánh giá của SV khi kết thúc quá trình học; (4) Các ý kiến hoặc bản nhận xét của các nhóm khác đối với sản phẩm của một nhóm.

Ngoài ra đánh giá cần được hiểu là một công việc thường xuyên không chỉ là định kỳ, qua các hoạt động thích hợp và các PP như quan sát, đánh giá qua hồ sơ học tập.

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học theo dự án trong môn xác suất thống kê cho sinh viên đại học sư phạm toán (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w