Sản phẩm thay thế

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển công ty cổ phần việt ngư giai đoạn 2011- 2015 (Trang 76 - 80)

I. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO NHU CẦU MÔI TRƯỜNG KINH

2. Phân tích môi trường vi mô của công ty

2.5. Sản phẩm thay thế

Đối với mặt hàng thay thế trong thủy sản phải kể đến tôm, nghêu, nhuyễn thể.

Đặc biệt là tôm, ngày càng chiếm giữ ưu thế trong ngành thủy sản

Dựa vào cơ cấu tôm trong giá trị thủy sản ta thấy,giỏ trị tôm ngày càng chiếm ưu thế, và đang dần dần trở thành là sản phẩm chính trong thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Ngành tôm năm 2010 có bước tiến bộ vượt bậc với dự kiến tăng trưởng gần 30%.

Tóm lại đánh giá cạnh tranh thông qua mô hình 5 nhân tố chính Vị thế cạnh tranh ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam tương đối thấp với năng lực thương lượng cao của người mua và khả năng thay thế từ các sản phẩm khác. Tuy nhiên, rào cản ngành cao sẽ tạo thuận lợi cho

các doanh nghiệp hiện tại trong ngành, đặc biệt là những công ty đầu tư chuyên nghiệp vào chuỗi giá trị thặng dư với khả năng kiểm soát chi phí tốt.

Yếu tố Đánh giá Mô tả

Rào cản ngành Cao  Yêu cầu chất lượng sản phẩm và mức độ cạnh tranh về giá ngày càng cao  Các doanh nghiệp hiện tại, đặc biệt là

các công ty lớn đã chiếm lĩnh thị phần nhất định

Khách hàng Cao  Các doanh nghiệp Việt Nam không chú trọng đến kênh phân phối

 Nhiều nhà cung cấp sản phẩm với chất lượng và giá thành tương đương

 Xu hướng bảo hộ ngành thủy sản nội địa trên toàn thế giới

 Cung và cầu cá tra trên các thị trường hiện tại đã bão hòa.

Nhà cung ứng Trung bình  Sự lựa chọn phong phú từ các hộ nuôi và vùng khai thác làm cho những nhà cung ứng nguyên liệu ít có khả năng làm giá

 Với tình trạng thiếu nguyên liệu và giá thức ăn phụ thuộc vào thị trường thế giới, các doanh nghiệp phải giữ một mức thu mua hợp lý để đảm bảo sản lượng sản xuất

Sản phẩm thay thế Cao  Cá tra: Không có sản phẩm cạnh tranh trực tiếp nhưng vẫn có khả năng thay thế từ các mặt hàng thủy sản khác  Tôm: Cạnh tranh trực tiếp từ Thái Lan,

Ấn độ, Indonesia

Nhìn chung thủy sản Việt Nam chưa có lợi thế cạnh tranh nội trội so với các nước xuất khẩu chính khác với các sản phẩm cung cấp tương đồng về chất

lượng và giá bán Cường độ cạnh tranh Cao  Ngành phân tán

 Mức độ cạnh tranh tùy theo từng phân khúc

Dự báo

Dự báo tăng trưởng cá tra xuất khẩu trong năm 2011

Trong những năm tới, ngành xuất khẩu cá tra sẽ khó đạt được tốc độ tăng trưởng như các năm vừa qua (5% - 10%) do đã đạt tới mức bão hòa tại các thị trường hiện tại. Mặt khác, định hướng của VASEP là giảm sản lượng cá tra xuất khẩu để đẩy giá bán ở mức cao và tránh được các rủi ro về bảo hộ trên thị trường thế giới. Do vậy, ngành cá tra sẽ không tăng trưởng trong năm 2011. Trong tháng 12/2010, VASEP đưa ra dự báo sản lượng 360,000 tấn (-40%) và kim ngạch USD1 tỷ (-28.5%) dựa trên kế hoạch củng có lại ngành cá tra và tình hình thiếu nguyên liệu hiện tại.

Ngành tôm năm 2010 có bước tiến bộ vượt bậc với dự kiến tăng trưởng gần 30%. Tuy nhiên, mức tăng trưởng mạnh trong năm 2010 có nhiều yếu tố đột biến (dịch bệnh tôm tại Indonesia, tràn dầu tại Vịnh Mehico) và yếu tố bật mạnh khi các nhà nhập khẩu hết hàng tồn kho khi đã cắt giảm nhập khẩu trong năm 2009. Vì thế, chúng tôi cho rằng, ngành tôm sẽ về mức tăng trưởng trung bình, khoảng 10% - 12% trong năm 2011, khi các yếu tố đột biến không còn.

Chiến lược phát triển đến năm 2020

Theo Chiến lược phát triển của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 9/2010, đến năm 2020, kinh tế thủy sản sẽ nâng mức đóng góp từ 19% lên 30% - 35% GDP trong khối nông – lâm – ngư nghiệp, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành từ 8% - 10%/năm. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt USD8 - 9 tỷ. Tổng sản lượng thủy sản đạt 6.5 – 7 triệu tấn, trong đó nuôi trồng chiếm 65% - 70% tổng sản lượng.

Hiện nay theo dự thảo thực hiện chi tiết, đến năm 2020, sản phẩm có giá trị gia tăng chiếm tỷ trọng 60-70% tổng sản lượng thủy sản chế biến. Kim ngạch xuất khẩu đến năm 2015 dự kiến USD6.5 tỷ tương đương 1.620 nghìn tấn; đến năm 2020, giá trị xuất khẩu đạt USD8 tỷ USD ~ 1.900 nghìn tấn. Trên thị trường nội địa, giá trị thủy sản chế biến năm 2015 xấp xỉ VND27.000 tỷ với sản lượng 780 nghìn tấn, năm 2020 đạt VND34.210 tỷ ~ 940 nghìn tấn. Theo kế hoạch trên, ước tính tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 – 2015 là 5%/năm, giai đoạn 2015 – 2020 tương ứng 4.2%/năm.

Dự báo kế hoạch công ty Việt Ngư dựa vào hồi quy tuyến tính Sản lượng cá từ 2007-2010 đvt: nghìn tấn

2007 2008 2009 2010

Sản lượng 13672 17626 29434 28985

Dựa vào phần mềm Eview 6.0 ta tính được hàm hồi quy tuyến tính của sản lượng theo năm như sau

Sanluong=7.992,5+5.774,7*Năm

Dựa vào hàm trên ta dự báo sản lượng của công ty từ năm 2011 -20015

ĐVT: nghìn tấn Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Sản lượng 13.67 2 17.62 6 29.43 4 28.98 5 36.86 6 42.640, 7 48.415, 4 54.190, 1 59.964,8

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển công ty cổ phần việt ngư giai đoạn 2011- 2015 (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)