TÌNH HÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY VIỆT NGƯ GIAI ĐOẠN 2007 –

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển công ty cổ phần việt ngư giai đoạn 2011- 2015 (Trang 61 - 65)

VIỆT NGƯ GIAI ĐOẠN 2007 – 2010

1. Thực tế hoạt động chiến lược của công ty

1.1 Phân tích môi trường kinh doanh:

1.1.1 Môi trường vĩ mô:

Công ty vẫn còn phân tích rất sơ sài, chủ yếu công ty chỉ phân tích đến lãi vay và các chính sách của nhà nước như thuế xuất khẩu,cụng ty còn bỏ ngõ nhiều vấn đề quan trọng như sự phục hồi kinh tế ở các nước, lãi suất,lạm phỏt, chớnh đều này đã dẫn đến giá thu mua nguyên liệu tăng gây ảnh hưởng trong vị thế cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài nước

1.1.2 Môi trường ngành:

Chủ yếu công ty phân tích các đối thủ cạnh tranh trong ngành, mà bỏ sót đến bốn yếu tố còn lại dẫn đến tình trạng bị nông dân ộp giỏ khi giá bán cao và tình trạng gia nhập ồ ạt của doanh nghiệp mới làm chia sẻ về lợi nhuận và làm mất uy tính của ngành thủy sản nói chung do yếu tố về vi lượng trong cá dẫn đến uy tính của doanh nghiệp bị ảnh hưởng theo, kết quả là doanh nghiệp bị ép giá khi xuất khẩu

1.1.3 Hoàn cảnh nội bộ

Tuy vẫn có phân tích nội bộ nhưng nhìn chung rất sơ sài, vẫn chưa dựa trên chuỗi giá trị để xác định điểm mạnh và điểm yếu để tìm ra tiềm lực thành công mà chủ yếu dựa vào cảm tính và chủ quan của các cán bộ

quản lý, do đó dẫn đến doanh nghiệp không chớp thời cơ để tăng lợi thế cạnh tranh của mình

1.2. Phân đoạn chiến lược:

Hiện giờ doanh nghiệp vẫn chưa phân đoạn chiến lược nên vẫn không thể xác định các SBU dựa trên ba tiêu chí xác định cặp sản phẩm – thị trường, do đó các chiến lược của doanh nghiệp không cụ thể mà nó chỉ có thể là các bảng kế hoạch cho từng năm và từng dòng sản phẩm

1.3. Sứ mệnh của công ty giai đoạn 2007 – 2010

- Sứ mệnh đề ra của công ty trong giai đoạn này trở thành công ty xuất khẩu thủy sản hàng đầu ở đồng bằng Sông Cửu Long, được bạn bè biết tới với sản phẩm chất lượng

1.4. Mục tiêu của công ty giai đoạn 2007 -2010

- Về doanh số: Trong hai năm đầu phấn đấu trên 70%, và các năm còn lại duy trì trên 30%

- Thị phần: Xâm nhập vào các thị trường Mỹ, EU, Mexico, Columbia - Vị trí công ty: Công ty trở thành một nhà cung cấp mạnh các mặt hàng

thủy sản

- Mục tiêu về hình ảnh thương hiệu: Quảng bá thương hiệu, khẳng định chất lượng và uy tín trong lòng bạn bè trong và ngoài nước

1.5. Chiến lược công ty

- Giai đoạn này công ty đề ra chiến lượng tăng trưởng bằng cách chiến lược thâm nhập thị trường với các sản phẩm hiện có

2. Thực tế hoạt động chiến lược của các đơn vị kinh doanh

- Do chưa phân đoạn SBU, nên hiện giờ Công ty vẫn có được các SBU, từ đó chưa thành lập được các chuỗi giá trị tương ứng với từng SBU

3. Thực tế hoạt động chiến lược chức năng:

Là các chiến lược nhằm hỗ trợ cho các SBU và đóng góp chung vào thành công của SBU và toàn công ty.

3.1 Chiến lược Marketing:

Trong giai đoạn xây dựng chiến lược 2007-2010, công ty có phát triển nhưng nhìn chung còn rất yếu, chỉ chú trọng vào mối quen biết từ trước, việc nghiên cứu khách hàng và tài chính cho Marketing còn rất sơ sài và không mấy hiệu quả trong thời gian qua

3.2 Chiến lược nguyên vật liệu và mua hàng

Ở giai đoạn này công ty rất chú trọng đến chiến lược mua hàng vì giá trị giá trị đầu vào chiếm tỉ trọng lớn trong doanh thu. Công ty đã thiết kế và phối hợp vớc bộ phận sản xuất cũng như đánh giá lượng nhu cầu để thiết kế các nguyên vật liệu và hàng hóa cần phải mua, đánh giá các nhà cung ứng. Chiến lược công ty đưa ra để lựa chọn nhà cung là chọn nhiều nhà cung ứng để tránh sức mạnh ộp giỏ và lựa chọn nguồn cung có chất lượng tốt để cho ra những sản phẩm chất lượng và an toàn nhất.

3.3 Chiến lược nghiên cứu và phát triển

Trong thời gian qua công ty chưa có bộ phận nghiên cứu và phát triển chuyên môn trong lãnh vực này. Tuy nhiên công việc này vẫn có một số kỹ thuật viên đảm trách nhưng vẫn còn rất ít và tay nghề chưa cao.

3.4 Chiến lược sản xuất:

Trong thời gian qua công ty luụn cú chiến lược sản xuất hợp lý, đảm bảo về chất lượng, số lượng, luôn hoàn thành hầu hết các hợp đồng (trừ các hợp đồng đã ký nhưng không có cá).

3.5 Chiến lược tài chính:

Chiến lược tài chính trong thời gian qua có nhưng rất kộm, khụng tận dụng được quỹ tiền mặt, các quyết định về tài trợ và đầu tư còn nhiều bất cập, nhất là vấn đề vay vốn và phát hành thêm cổ phiếu.

3.6 Chiến lược phát triển nguồn nhân lực:

Tổng số cán bộ - công nhân viên của Công ty đến thời điểm

31/12/2010 là 2602 người (trong đó lao động nữ chiếm 60%) với 1.301 hợp đồng lao động dài hạn, 1.301 hợp đồng lao động ngắn hạn.

Đại học Cao

Năm 2009 Số lượng (người) 128 19 75 1975 2197 Tỉ trọng (%) 5,83 0,86 3,41 89,9 100 Năm 2010 Số lượng (người) 152 31 90 2329 2602 Tỉ trọng (%) 5,84 1,19 3,64 89,5 100 Nguồn: Phòng tổ chức - hành chính

Số lượng nhân viên tăng lên (từ 2197 người năm 2009 lên 2602 người năm 2010) nhưng cơ cấu trình độ chuyên môn của cán bộ - công nhân viên của Cụngty vẫn không có thay đổi lớn. Công ty tuyển chọn nhân viên rất cẩn thận. Đối vớinhân viên văn phòng, sau khi đi phỏng vấn, Công ty sẽ cho thử việc 3 tháng. Nếu đối tượng làm việc có hiệu quả, đạt tiêu chuẩn thì Công ty mới ký hợp đồng chính thức. Đối với nhân viên trực tiếp sản xuất, Công ty ưu tiên tuyển chọn công nhõn có trình độ tốt nghiệp phổ thông cơ sở trở lên và đồng thời cũng cho thử việc một tháng đầu. Hiện nay, thu nhập bỡnh quõn thỏng của nhân viên (lương + thưởng) là 3.250.000 VND. Mức thu nhập này là khá cao. Mặt khác, chế độ lương bổng của Công ty chủ yếu thực hiện căn cứ vào thâm niên hoạt động chứ không dựa vào trình độ chuyên môn của công nhân viên. Tỉ lệ nhân viên có trình độ đại học trong cơ cấu lao động của Công ty là 5,84% là con số khá thấp. Công ty cũng chưa có hệ thống hoạch định chuyên môn và kế hoạch đào tạo nhân sự quy mô, chủ yếu Công ty chỉ thực hiện đào tạo tại chỗ trong thời gian thử việc.

Chức năng quản trị nhân sự của của Công ty chưa tốt; đặc biệt ở cỏc xớ nghiệp sản xuất. Chính sách và chế độ đãi ngộ lao động của Công ty còn nhiều hạn chế, dẫn đến việc những công nhân lâu năm có trình độ chuyên môn cao của Công ty bị đối thủ cùng ngành mới ra đời giành mất, điều này gây thiệt hại không ít đối với Công ty. Riêng năm 2010,tổng số lao động của Công ty giảm 685 người (chủ yếu là lực lượng công nhân sản xuất ở các xí nghiệp), sau đó Công ty tuyển thêm lượng lao động mới là 969 người và phải tiến hành đào tạo chuyên môn trở lại.Điều đáng khích lệ là Công ty luôn cố gắng tạo môi trường làm việc thuận lợi cho công nhân viên, đảm bảo điều kiện làm việc an toàn và sạch sẽ; đồng thời thực hiện đầy đủ các chính sách phúc lợi - khen thưởng, chính sách bảo hiểm – y tế theo đúng quy định của ngành. Ngoài ra, do hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần nên Công ty có hẳn một Ban kiểm soát giúp kiểm soát đánh giá khả năng làm việc, hiệu quả của công tác quản lý. nhõn sự... giúp chức năng quản trị nhõn sự của công ty được thực hiện tốt hơn

Phần 3: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT NGƯ GIAI ĐOẠN 2011 – 2015 NGƯ GIAI ĐOẠN 2011 – 2015

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển công ty cổ phần việt ngư giai đoạn 2011- 2015 (Trang 61 - 65)