Chiến lược cấp công ty

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển công ty cổ phần việt ngư giai đoạn 2011- 2015 (Trang 36 - 41)

I A Lợi thế cạnh tranh dài hạn trong thị

6. Chiến lược cấp công ty

- Chiến lược cấp công ty nhằm vào mục đích làm sao để đạt những mục tiêu mà công ty đề ra. Có năm yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược; sản

Sự tăng trưởng thị trường

Sự tăng trưởng thị trường chậm

phẩm, thị trường, ngành nghề, cấp độ ngành, công nghệ. Gồm các loại chiến lược sau:

a. Chiến lược tăng trưởng tập trung:

- Là chiến lược chủ đạo đặt trọng tâm vào việc cải tiến sản phẩm hoặc thị trường hiện có mà không có sự thay đổi bất kỳ yếu tố nào khác.

- Khi theo đuổi chiến lược này công ty cần hết sức cố gắng khai thác hết cơ hội có được về sản phẩm đang sản xuất hoặc các thị trường hiện đang tiêu thụ bằng cách thực hiện tốt hơn các công việc mà họ đang tiến hành

Sản phẩm Thị trường Ngành Cấp độ ngành Công nghệ

Hiện đang sản xuất hoặc mới

Hiện tại hoặc mới

Hiện tại Hiện tại Hiện tại

Bảng thay đổi chiến lược tăng trưởng tập trung

Có ba phương án chiến lược tập trung:

 Chiến lược thâm nhập thị trường: Là tìm cách tăng trưởng các sản phẩm hiện đang sản xuất trong khi vẫn giữ nguyên thị trường hiện tại đang tiêu thụ, thông thường bằng các nỗ lực mạnh mẽ trong công tác Marketing

 Chiến lược phát triển thị trường: Là tìm cách tăng trưởng bằng con đường thâm nhập vào các thị trường mới để tiêu thụ sản phẩm hiện tại  Chiến lược phát triển sản phẩm: Là tìm cách tăng trưởng thông qua việc

phát triển các sản phẩm mới để tiêu thụ trong các thị trường mà công ty đang hoạt động. Cỏc cỏch thực hiện như: Tập trung cải tiến một sản phẩm riêng biệt, phát triển cơ cấu sản phẩm.

b. Chiến lược tăng trưởng bằng con đường hội nhập (liờn kết)

- Chiến lược này thích hợp đối với các công ty kinh doanh các ngành kinh tế mạnh nhưng đang do dự hoặc không có khả năng

triển khai một trong các chiến lược tập trung, thích hợp khi cơ hội sẵn có phù hợp với các mục tiêu và chiến lược dài hạn mà công ty đang thực hiện

- Chiến lược này cho phép củng cố vị thế của công ty và cho phép phát huy đầy đủ hơn khả năng kỹ thuật của công ty. Mỗi chiến lược là một sự dịch chuyển đến các cấp độ mới trong ngành, bao gồm kinh doanh các sản phẩm chủ chốt, thị trường hiện tại của ngành, còn công nghệ vẫn giữ nguyên như cũ

Sản phẩm Thị trường Ngành Cấp độ ngành Công nghệ

Hiện đang sản xuất

Hiện tại Hiện tại Mới Hiện tại

Bảng thay đổi chiến lược hội nhập

Có hai dạng chiến lược hội nhập

 Chiến lược hội nhập dọc ngược chiều: Là tìm sự tăng trưởng bằng cách nắm quyền sở hữu hoặc tăng sự kiểm soát đối với nguồn cung ứng nguyên liệu. Khi thực hiện hội nhập dọc ngược chiều, trong nội bộ công ty nên thiết lập các nguồn cung ứng của mình bằng cách thành lập công ty con. Hội nhập với bên ngoài cũng mua đứt các cơ sở cung ứng hàng cho công ty

 Hội nhập dọc thuận chiều: Là tìm cách tăng trưởng bằng cách mua lại, nắm quyền sở hữu hay tăng sự kiềm soát đối với cỏc kờnh chức năng tiêu thụ gần với thị trường đích, như hệ thống bán hàng và phân phối hàng. Công ty có thể hội nhập dọc thuận chiều trong nội bộ công ty bằng cách thành lập các cơ sở sản xuất của mỡnh, cỏc lực lượng bán hàng, hệ thống bán sỉ hoặc mạng lưới bán lẻ. Việc hội nhập thuận chiều với bên ngoài được thực hiện bằng cách mua lại các cơ sở đang thực hiện chức năng mà công ty đang cần.

- Chiến lược này thực hiện việc mở rộng kinh doanh sang các ngành có lien quan hoặc không lien quan, thích hợp đối với công ty nào không đạt được mục tiêu tăng trưởng trong ngành công nghiệp hiện thời và các sản phẩm thị trường hiện đang kinh doanh.

Các lý do khác khiến công ty nên đa dạng hóa:

 Thị trường của một hay nhiều cơ sở đang tiến tới bảo hòa hoặc suy thoái trong chu kỳ sống sản phẩm

 Cơ sở đang hoạt động có số dư tiền vốn có thể đầu tư vào một nơi khác có lợi nhuận cao hơn

 Doanh nghiệp mới có thể mang đến kết quả vượt dự kiến  Pháp luật về chống độc quyền cấm, mở rộng kinh doanh

trong ngành công nghiệp hiện tại mà công ty đang tham gia  Có thể tránh lỗ do thuế

 Có thể thâm nhập thị trường quốc tế trong một thời gian ngắn

 Có thể nhanh chóng tiếp thu nắm bắt kỹ thuật

 Có thể trưng dụng các giám đốc điều hành có nhiều kinh nghiệm hoặc nâng đỡ cán bộ đang làm việc.

Tùy theo tình hình và đặc điểm của từng doanh nghiệp mà các doanh nghiệp chọn cho mình một trong ba chiến lược đa dạn hóa sau

 Đa dạng hóa đồng tâm: Là tìm cách tăng trưởng bằng cách hướng tới các thị trường mới, với các sản phẩm mới phù hợp với công nghệ và marketing của sản phẩm hiện đang sản xuất, có thể mang lại kết quả vượt dự kiến. Chìa khóa đề thực hiện đa dạng hóa đồng tâm là tranh thủ các nguồn lực,ưu thế nội bộ chủ yếu của công ty

Sản phẩm Thị trường Ngành Cấp độ ngành Công nghệ

Mới Mới Hiện tại hoặc

mới

Hiện tại Hiện tại hoặc mới

 Đa dạng hóa ngang: Là tìm cách tăng trưởng bằng cách hướng vào thị trường đang tiêu thụ với những sản phẩm mới có công nghệ không liên quan đến các sản phẩm hiện đang sản xuất nhưng có sự phù hợp có ý nghĩa chiến lược về một phương diện nào đó của sản phẩm. Các doanh nghiệp sản xuất có thể tự tìm cách hướng tới người trung gian hoặc khách hàng cuối cùng

Sản phẩm Thị trường Ngành Cấp độ ngành Công nghệ

Mới Mới Mới Hiện tại hoặc

mới

Mới

Bảng thay đổi chiến lược đa dạng hóa ngang

 Đa dạng hóa tổ hợp: Là tìm cách tăng trưởng bằng cách hướng tới các thị trường mới với các sản phẩm mới mà về mặt công nghệ không liên quan gì đến sản phẩm mà công ty đang sản xuất. Tuy vậy cần phải có thêm những yếu tố để đảm bảo sự phù hợp có ý nghĩa chiến lược.

- Có thể sử dụng chiến lược đa dạng hóa tổ hợp để khắc phục những khuyết điểm như tính thời vụ, thiếu tiền vốn hoặc khả năng thu nhập thiếu một trong số khả năng trình độ nhất định hoặc không có cơ hội hấp dẫn về điều kiện môi trường.

Sản phẩm Thị trường Ngành Cấp độ ngành Công nghệ

Mới Mới Mới Hiện tại hoặc

mới

Mới

Bảng thay đổi chiến lược đa dạng hóa tổ hợp

d. Chiến lược suy giảm:

- Chiến lược suy giảm thích hợp cho công ty cần sắp xếp lại để tăng cường hiệu quả một thời gian tăng trưởng nhanh, khi trong ngành không còn cơ hội tăng trưởng dài hạn và làm ăn có lãi, khi nền kinh tế không ổn định hoặc khi có cơ hội khác hấp dẫn hơn các cơ hội mà doanh nghiệp đang theo đuổi.

Ở cấp công ty có bốn chiến lược suy giảm một cách có kế hoạch như sau: - Chiến lược cắt giảm chi phí: Đây là biện pháp lùi bước và tổ chức lại, các chiến lược ngắn hạn tạm thời hướng vào việc cắt giảm các bộ phận không mang lại hiệu quả và các vấn đề khó khăn tạm thời liên quan đến điều kiện môi trường (giảm chi phí, tăng năng suất) - Chiến lược thu lại vốn đầu tư: Thu hồi lại vốn đầu tư ở các nơi

hoạt động kho6nf hiệu quả nhằm phân bố lại nguồn lực để làm sống lại các doanh nghiệp và tạo ra các cơ hội kinh doanh khác. - Chiến lược thu hoạch: Tìm cách tăng tối đa vòng luân chuyển tiền

vì mục đích trước mắt bất ch61p hậu quả lâu dài thế nào. Các doanh nghiệp cần giảm thiểu chi phí đề thu hồi nguồn tiền (chiến lược được áp dụng ở các doanh nghiệp ít có khả năng có lãi và tương lai không sang sủa)

- Chiến lược giải thể: Là biện pháp bắt buộc cuối cùng so với các chiến lược suy giảm khác, khi mà toàn bộ daonh nghiệp ngừng hoạt động.

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển công ty cổ phần việt ngư giai đoạn 2011- 2015 (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)