với tình hình của doanh nghiệp.
d. Các chiến lược cạnh tranh theo vị trí của doanh nghiệp trên thị trường: trường:
Doanh nghiệp dẫn đầu
Doanh nghiệp thách thức
Doanh nghiệp theo sau
Doanh nghiệp đang tìm chỗ đứng trên thị trường.
8. Chiến lược cấp chức năng
- Các chiến lược cấp chức năng nhằm hỗ trợ việc thực hiện các chiến lược của các SBU, các chiến lược chung của công ty. Các quyết định có tính chiến lược của các chiến lược chức năng bao gồm:
Chiến lược nguyên vật liệu và mua hàng Chiến lược nghiên cứu và phát triển Chiến lược sản xuất
Chiến lược tài chính Chiến lược nguồn nhân lực
a. Chiến lược marketing:
Chiến lược nhằm giải quyết các vấn đề sau:
Phân tích khách hàng để xác định khách hàng mục tiêu Hoạch định các sản phẩm và dịch vụ
Định giá và phân tích cơ hội Phân phối tiêu thụ
Khuyến mãi, trách nhiệm đối với xã hội
b. Chiến lược nguyên vật liệu và mua hàng:
Phân tích nhu cầu đầu vào, các nguyên vật liệu cần thiết
Phân loại nguyên vật liệu, đánh giá mức độ quan trọng và ảnh hưởng đến sản xuất và chất lượng sản phẩm đối với doanh nghiệp
Đưa ra định hướng phương thức mua, lựa chọn mà nhà cung ứng hoặc tự cung ứng nguyên vật lieu đầu vào
c. Chiến lược nghiên cứu và phát triển:
- Chiến lược nghiên cứu và phát triển nhằm đổi mới kỹ thuõt, phát triển kinh tế công nghệ. Theo Micheal Porter, các công ty có thể chọn là người tiên phong hoặc theo sau về công nghệ để đạt được lợi thề cạnh tranh về chi phí thấp hoặc khác biệt hóa. Bảng sau thể hiện các chiến lược nghiên cứu phát triển và lợi thế cạnh tranh
Đi đầu về công nghệ Theo sau về công nghệ
Lợi thế về chi phí thấp
- Đi đầu trong thiết kế sản phẩm với chi phí thấp
- Là công ty đầu tiên đạt được hiệu quả ứng dụng đường cong kinh nghiệm - Tạo ra phương cách
hoạt động với chi phí thấp
- Hạ thấp chi phí sản xuất sản phẩm bằng cách học tập kinh nghiệp của những người đi trước
- Cố gắng bắt chước để tránh chi phí nghiên cứu và phát triển
Lợi thế về khách biệt - Đi đầu trong việc sản xuất ra sản phẩm mới, độc đáo. - Sáng tạo phát minh ra các hoạt động làm tăng giá trị sản phẩm - Học tập kinh nghiệm của người đi trước nhằm làm cho sản phẩm hoặc hệ thống phân phối gần gũi, thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
d. Chiến lược sản xuất:
- Xác định xem sản phẩm được sản xuất như thế nào và ở đâu, quyết định về mức độ hội nhập dọc cần thiết, sự sắp xếp các nguồn lực và mối quan hệ với người cung cấp. Chiến lược cạnh tranh của công ty là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến c hiến lược vận hành phải được thiết kế nhằm đạt tới các mục tiêu của chiến lược cạnh tranh.
e. Chiến lược tài chính:
Xây dựng quỹ và một cấu trúc tài chính thích hợp, giúp công ty đạt được những mục tiêu đã đề ra
Xem xét các quyết định chiến lược của công ty ở góc độ tài chính và chọn các quyết định tốt nhất.
Hoạch định dòng tiền và xem xét lượng tương quan giữa nợ và vốn, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh nhiều biến động không thể dự đoán được.
f. Chiến lược nguồn nhân lực:
- Tất cả các mục tiêu vạch ra đều thực hiện bởi con người, do đó chiến lược nguồn nhân lực có ý nghĩa quyết định. Sự thành công của tổ chức phụ thuộc vào năng lực và sự nhiệt tình của đội ngũ lao động. Tùy theo chiến lược công ty và chiến lược các SBU mà chọn chiến lược nguồn nhân lực tương ứng.
Dù ở mức độ nào, các chiến lược cũng tuân theo một quy trình cơ bản sau:
Cấp công ty
Cấp đơn vị kinh doanh (SBU)