6.1.1. Khái niệm, đặc điểm của lãi suất
- Khái niệm: Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng một đơn vị vốn vay trong một đơn vị thời gian.
- Đặc điểm:
+ Là loại giá cả đặc biệt được hình thành trên cơ sở giá trị sử dụng chứ không phải trên cơ sở giá trị.
+ Khác với giá cả hàng hóa, lãi suất không được thể hiện dưới dạng số tuyệt đối mà thể hiện dưới dạng tỷ lệ phần trăm.
+ Lãi suất được xem là tỷ lệ sinh lời mà người chủ sở hữu thu được từ khoản vốn cho vay.
+ Sự thay đổi của lãi suất trong nền kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày của mỗi chủ thể kinh tế.
6.1.2. Phương pháp đo lường của lãi suất
+ Tính lãi đơn: Người vay tiền sẽ trả một lần cho người cho vay vào ngày đến hạn trả nợ cả vốn và một khoản tiền phụ thêm chính là tiền lãi. Việc tính lãi suất loại này chỉ đơn giản là lấy số tiền lãi chia cho tổng số vốn vay theo thời gian của khoản tín dụng đó. Với cách tính này, số lãi hàng tháng mà người gửi tiền nhận được là như nhau:
FVn = PVx(1+ni)
Trong đó: FVn: Số tiền người gửi nhận được sau thời gian n tháng PV: Số tiền gửi ban đầu
i: lãi suất n: thời gian
Thông thường, cách tính lãi này chỉ áp dụng cho các khoản vay mượn mang tính chất truyền thống: vay mượn các nhân, vay thương mại, gửi tiết kiệm và thường là ngắn hạn do cách tính lãi đơn giản, dễ hiểu.
+ Tính lãi kép: Là số tiền lãi hàng tháng mà người cho vay được hưởng trên phần vốn gốc ban đầu (không thay đổi giữa các tháng) và lãi tính trên phần lãi đã trả trước đó tăng dần qua các tháng (lãi mẹ đẻ lãi con).
FVn = PVx(1+i)n
Trong đó: FVn: Số tiền người gửi nhận được sau thời gian n tháng PV: Số tiền gửi ban đầu
i: lãi suất n: thời gian