Những biện pháp chiến lược

Một phần của tài liệu Bài giảng lý thuyết tài chính – tiền tệ (Trang 87 - 88)

Đây là những biện pháp có tác động lâu dài đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Tổng hợp các biện pháp này sẽ tạo ra sức mạnh kinh tế lâu dài của đất nước, làm cơ sở cho sự ổn định tiền tệ một cách bền vững. Các biện pháp chiến lược thường được áp dụng là:

- Thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa và mở rộng lưu thông hàng hóa.

Có thể nói đây là biện pháp chiến lược hàng đầu để hạn chế lạm phát, duy trì sự ổn định tiền tệ trong nền kinh tế quốc dân. Sản xuất trong nước ngày càng phát triển, quỹ hàng hóa được tạo ra sẽ ngày càng tăng về số lượng và đa dạng về chủng loại, tạo tiền đề vững chắc nhất cho sự ổn định tiền tệ. Bên cạnh việc thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa cho tiêu dùng trong nước, Chính phủ cần phải chú trọng phát triển các ngành các hoạt động làm tăng thu ngoại tệ như xuất khẩu hàng hóa, phát triển ngành du lịch…

- Kiện toàn bộ máy hành chính, cắt giảm biên chế quản lý hành chính. Thực hiện tốt biện pháp này sẽ góp phần to lớn vào việc giảm chi tiêu thường xuyên của ngân sách nhà nước, trên cơ sở đó giảm bội chi ngân sách nhà nước.

- Tăng cường công tác quản lý điều hành ngân sách nhà nước trên cơ sở tăng các khoản thu cho ngân sách nhà nước một cách hợp lý, chống thất thu, đặc biệt là thất thu về thuế, nâng cao hiệu quả của các khoản chi ngân sách nhà nước.

Câu hỏi ôn tập

1. Nguyên nhân và hậu quả của lạm phát?

2. Các biện pháp khắc phục? Liên hệ với tình hình lạm phát thực tế ở Việt Nam?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS Lê Thị Mận, Lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB Lao động – xã hôi năm 2010

2. Học viện Ngân hàng, Giáo trình Lý thuyết tiền tệ - ngân hàng, NXB. Thống kê năm 2004

3. Nguyễn Hữu Tài, Giáo trình Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ, NXB Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà nội năm 2007

4. Frederic S. Mishkin, Pearson Education, The Economics of Money, banhking and

Một phần của tài liệu Bài giảng lý thuyết tài chính – tiền tệ (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)