Phần trên đã trình bày, các NHTM tăng thêm hay mất bớt tiền dự trữ như thế nào. Phần này nghiên cứu xem một NHTM sẽ bố trí lại bảng cân đối tài sản của nó như thế nào để tạo ra lợi nhuận khi ngân hàng trải qua thay đổi về số tiền gửi của nó.
Ta hãy trở lại với tình huống NHTM A vừa nhận được thêm số tiền gửi có thể phát séc 100 triệu đồng. Theo luật định, ngân hàng này phải gửi dự trữ bắt buộc một tỷ lệ nhất định trên tiền gửi có thể phát séc. Nếu tỷ lệ đó (tỷ lệ dự trữ bắt buộc) là 10%, thì tiền dự trữ bắt buộc của NHTM A đã tăng thêm 10 triệu đồng và ta có thể viết lại tài khoản T của nó như sau:
NHTM A (đơn vị: triệu đồng) Tài sản Nguồn vốn Tiền dự trữ bắt buộc + 10 Tiền dự trữ quá mức + 90 Tiền gửi có thể phát séc + 100
Do các khoản tiền dự trữ không đem lại tiền lãi, NHTM A không có thu nhập gì từ 100 triệu đồng tài sản có này. Trong khi đó nó vẫn phải chi phí cho việc nắm giữ số tiền 100 triệu đồng. Nếu muốn tạo lợi nhuận, ngân hàng này phải sử dụng toàn bộ hoặc một phần số 90 triệu đồng dự trữ quá mức này để cho vay hoặc đầu tư.
Lúc này, tài khoản T của NHTM A có dạng: NHTM A
(đơn vị: triệu đồng)
Tài sản Nguồn vốn
Dự trữ bắt buộc + 10 Tiền cho vay + 90
Tiền gửi có thể phát séc + 100
Như vậy, NHTM A bây giờ thu được một khoản tiền lãi từ việc cho vay do sử dụng những món tiền gửi ngắn hạn (tiền gửi có thể phát hành séc) để “mua” tài sản có hạn (cho vay). Quá trình chuyển đổi tài sản này thường được mô tả bằng cách nói rằng các ngân hàng kinh doanh theo kiểu “vay ngắn hạn và cho vay dài hạn”.