- Hạn chế chi phí khi có dòng tiền rút ra
Các NHTM thường phải dự trữ tiền để đối phó với dòng tiền rút ra khi người gửi tiền rút tiền mặt từ những tài khoản séc, tài khoản tiết kiệm hoặc phát hành séc tới gửi ở các NHTM khác:
Giả sử bảng cân đối tài sản của NHTM A như sau: NHTM A
(đơn vị: triệu đồng)
Tài sản Nguồn vốn
Tiền dự trữ 20 Tiền cho vay 80 Chứng khoán 10
Tiền gửi 100 Vốn ngân hàng 10
Giả sử ngân rằng ngân hàng này có tiền dự trữ quá mức dồi dào và các loại tiền gửi có cùng một tỷ lệ dự trữ bắt buộc như nhau là 10% (ngân hàng buộc phải giữ 10% số tiền gửi có thể phát séc và số tiền gửi có kỳ hạn làm tiền dự trữ).
Như vậy, các khoản tiền dự trữ bắt buộc của nó là 10% của 100 triệu đồng. Trong khi ngân hàng này lại giữ 20 triệu đồng tiền dự trữ, như vậy nó có tiền dự trữ quá mức là 10 triệu đồng. Nếu có khách hàng rút 10 triệu đồng, bảng cân đối của NHTM A lúc đó trở thành:
NHTM A
(đơn vị: triệu đồng)
Tài sản Nguồn vốn
Tiền dự trữ 10 Tiền cho vay 80 Chứng khoán 10
Tiền gửi 90 Vốn ngân hàng 10 Ngân hàng vẫn sử dụng 10 triệu đồng tiền gửi vào dự trữ, nhưng do tiền dự trữ bắt buộc của nó nay là 10% của 90 triệu đồng (9 triệu đồng). Do vậy, tiền dự trữ của nó vẫn vượt quá số tiền dự trữ bắt buộc là 1 triệu đồng.
Tóm lại, nếu một ngân hàng có những khoản tiền dự trữ dồi dào, thì khi có một dòng tiền rút ra không cần phải có những thay đổi ở phần khác trong bảng cân đối tài sản của nó.
Chúng ta giả sử rằng việc thay vì nắm giữ lúc đầu 10 triệu đồng tiền dự trữ quá mức, NHTM A lại sử dụng hết số tiền này để cho vay, do đó nó không giữ khoản tiền dự trữ quá mức nào. Bảng cân đối tài sản ban đầu của ngân hàng sẽ là:
NHTM A
(đơn vị: triệu đồng)
Tài sản Nguồn vốn
Tiền dự trữ 10 Tiền cho vay 90 Chứng khoán 10
Tiền gửi 100 Vốn ngân hàng 10
Khi có khách hàng rút 10 triệu đồng, bảng cân đối tài sản của nó sẽ là: NHTM A
(đơn vị: triệu đồng)
Tài sản Nguồn vốn
Tiền dự trữ 0 Tiền cho vay 90 Chứng khoán 10
Tiền vốn 90 Vốn ngân hàng 10
Sau khi 10 triệu đồng đã được rút ra từ tài khoản tiền gửi, NHTM A đã sử dụng hết số tiền dự trữ để chi trả. Trong khi đó theo luật định, nó phải dự trữ số tiền là 10% của 90 triệu đồng (tức là 9 triệu đồng). Để có tiền dự trữ, NHTM A có thể thực hiện một số hoạt động như sau:
Thứ nhất: NHTM A có thể sử dụng 9 triệu đồng từ tiền cho vay của mình để gửi vào dự trữ bắt buộc tại NHTƯ và Bảng cân đối tài sản của nó sẽ thay đổi như sau:
NHTM A
(đơn vị: triệu đồng)
Tài sản Nguồn vốn
Tiền dự trữ 9 Tiền cho vay 81 Chứng khoán 10
Tiền gửi 90 Vốn ngân hàng 10
Tuy nhiên, việc sử dụng tiền cho vay để bù đắp vào khoản tiền dự trữ có thể sẽ rất tốn kém. Nếu NHTM A có nhiều khoản tiền cho vay ngắn hạn thì nó có thể giảm tổng số dư tiền cho vay một cách khá nhanh bằng cách thu nợ. Nhưng làm cách làm như vậy cũng không dễ dàng nếu vào thời điểm đó không có khoản cho vay đến hạn nào, hoặc nếu có khoản cho vay đến hạn trả nhưng khách hàng lại muốn gia hạn vay tiếp, ngân hàng không gia hạn cho họ dễ có thể làm cho những khách hàng phản kháng và họ có thể tiến hành giao dịch ở ngân hàng khác.
Thứ hai: NHTM A có thể bán các khoản nợ này cho các ngân hàng khác. Lần này cũng vậy, ngân hàng có thể phải trả giá đắt vì các ngân hàng khác không biết rõ về người vay và như vậy có thể họ không sẵn lòng mua các món cho vay đó theo đúng giá trị của chúng.
Thứ ba: Một phương án chọn lựa khác là NHTM A bán một số chứng khoán của nó để bù lại tiền dự trữ, khi đó Bảng cân đối tài sản của nó sẽ thay đổi như sau:
NHTM A
(đơn vị: triệu đồng)
Tài sản Nguồn vốn
Tiền dự trữ 9 Tiền cho vay 90 Chứng khoán 1
Tiền gửi 90 Vốn ngân hàng 10
Trong phương án này, tuy không có những khách hàng vay bị mất lòng hoặc tổn thất do việc bán các khoản tiền cho vay, ngân hàng này vẫn phải chịu một số chi phí môi giới và giao dịch khi nó bán các chứng khoán nói trên. Số chi phí bán các chứng khoán này cũng có thể ít hơn nhiều so với chi phí khi thu về từ khoản cho vay 9 triệu đồng.
Thứ tư: NHTM A có thể sử dụng là tiền vay từ NHTƯ để gửi vào dự trữ bắt buộc. Khi đó, Bảng cân đối tài sản của nó sẽ là:
NHTM A
(đơn vị: triệu đồng)
Tài sản Nguồn vốn
Tiền dự trữ 9 Tiền cho vay 90 Chứng khoán 10
Tiền gửi 90 Tiền vay NHTƯ 9 Vốn ngân hàng 10 Theo cách này, NHTM A phải trả lãi suất cho NHTƯ được gọi là lãi suất chiết khấu (discount rate). Mặt khác, NHTƯ thường không khuyến khích các NHTM vay quá nhiều từ NHTƯ. Nếu NHTM A vay chiết khấu quá nhiều, NHTƯ có thể từ chối không cho ngân hàng đó vay thêm. Hay nói cách khác, NHTƯ có thể khép cửa sổ chiết khấu đối với NHTM A.
Thứ năm: NHTM A có thể có được các khoản tiền dự trữ để thỏa mãn dòng tiền rút ra bằng cách vay từ các NHTM khác hoặc từ các công ty. Khi đó, bảng cân đối tài sản của NHTM A sẽ là:
NHTM A
(đơn vị: triệu đồng)
Tài sản Nguồn vốn
Tiền dự trữ 9 Tiền cho vay 90 Chứng khoán 10
Tiền gửi 90 Tiền vay NHTM khác và các 9 công ty
Vốn ngân hàng 10 NHTM A cũng phải trả lãi cho các món vay này.
Như vậy, khi một dòng tiền rút ra, việc nắm giữ những khoản tiền dự trữ quá mức cho phép NHTM hạn chế được các chi phí do phải: (1) thu về hoặc bán các khoản tiền cho vay; (2) bán các chứng khoán; (3) vay từ NHTƯ hoặc (4) vay từ các NHTM khác và từ các công ty.
Như vậy, các khoản tiền dự trữ quá mức là sự bảo hiểm để hạn chế chi phí khi có dòng tiền rút ra. Chi phí khi có dòng tiền rút ra càng lớn thì các NHTM sẽ càng muốn giữ nhiều tiền mặt dự trữ quá mức hơn.
- Ngăn ngừa vỡ nợ ngân hàng
Vỡ nợ ngân hàng thường xảy ra khi ngân hàng không thể đáp ứng được trách nhiệm thanh toán cho người gửi tiền và không có đủ khoản tiền dự trữ theo yêu cầu.
Để thấy một sự vỡ nợ ngân hàng có thể xảy ra như thế nào, chúng ta hãy giả sử Bảng cân đối tài sản của NHTM A như sau:
NHTM A
(đơn vị: triệu đồng)
Tài sản Nguồn vốn
Tiền dự trữ 10 Tiền cho vay 90 Chứng khoán 10
Tiền gửi 100 Vốn ngân hàng 10 ` Có một dòng tiền rút ra là 20 triệu đồng. Nếu NHTM A bán chứng khoán 10 triệu đồng và sử dụng 10 triệu đồng tiền dự trữ để thanh toán, bảng cân đối tài sản của nó sẽ là:
NHTM A
(đơn vị: triệu đồng)
Tài sản Nguồn vốn
Tiền dự trữ 0 Tiền cho vay 90
Tiền gửi 80 Vốn ngân hàng 10
Như vậy, NHTM A sẽ thiếu 8 triệu đồng dự trữ (dự trữ bắt buộc là 8 triệu đồng – 10% của 80 triệu đồng). Ngân hàng này nếu không có khoản tiền cho vay đến hạn thu thì có thể nó sẽ phải bán các khoản cho vay của mình cho các ngân hàng khác để lấy tiền dự trữ. Tất nhiên là số tiền mà nó thu được nhờ bán một cách miễn cưỡng các khoản cho vay này sẽ thấp hơn giá trị của những món cho vay đó. Hay nói cách khác, NHTM A chịu mất một khoản tiền. Trong tình trạng như vậy, nhiều khi các NHTM khác sẽ không muốn cho NHTM A vay tiền vì họ không tin vào khả năng thu hồi nợ của nó.
Tình trạng trên đáng ra có thể ngăn chặn được nếu NHTM A có thêm 8 triệu đồng trong khoản dự trữ quá mức, hoặc dự trữ cấp hai, hoặc nó có một cái “đệm” lớn hơn trong vốn tự có của nó để bù đắp những tổn thất do dòng tiền rút ra gây nên.
Tất cả các NHTM cần duy trì các khoản dự trữ quá mức, dự trữ cấp hai và vốn tự có bởi vì các khoản tiền này sẽ phòng cho ngân hàng tránh được tình trạng vỡ nợ ngân hàng do dòng tiền rút ra gây nên.