MỤC TIÊU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA

Một phần của tài liệu Bài giảng lý thuyết tài chính – tiền tệ (Trang 70 - 88)

8.3.1. Kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng bản tệ

Trong điều kiện lưu thông tiền vàng thay tiền giấy tự do đổi ra vàng, thì giá trị tiền tệ luôn luôn được ổn định, do cơ chế tự phát của tiền vàng.

Trong điều kiện lưu thông tiền giấy không được tự do chuyển đổi ra vàng, lạm phát luôn là khả năng tiềm tàng, thậm chí khó tránh khỏi ở các nước. Lúc này, với chức năng của mình, Ngân hàng trung ương luôn coi việc kiểm soát lạm phát, ôn định giá trị

đồng tiền là mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ. Ổn định giá cả là điều ai cũng mong muốn. Bởi lẽ, giá cả tăng lên gây tình trạng khó khăn trong cuộc sống của một bộ phận người lao động, mất ổn định nền kinh tế - xã hội. Tình trạng đó gây khó khăn trong việc hoạch định các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, gây ra sự xung đột quyền lợi giữa một số nhóm dân cư. Do vậy, kiểm soát lạm phát nhằm ổn định giá cả hàng hóa và dịch vụ là tiền đề cho việc phát triển kinh tế lâu bền, bảo đảm ổn định đời sống cho người lao động.

Thông qua chính sách tiền tệ, Ngân hàng trung ương có thể góp phần quan trọng trong việc kiểm soát lạm phát. Nếu chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương nhằm mở rộng cung ứng tiền tệ thì, giá cả hàng hóa và dịch vụ sẽ tăng lên, tất yếu dẫn đến tình trạng lạm phát. Ngược lại, chính sách tiền tệ Ngân hàng trung ương nhằm thắt chặ cung ứng tiền tệ thì, sẽ làm cho giá cả hàng hóa và dịch vụ giảm xuống và như vậy tỷ lệ lạm phát giảm xuống. Kiểm soát lạm phát được biểu hiện trước hết ở chỗ ổn định giá trị đối nội của đồng tiền, tức là sức mua của nó đối với hàng hóa và dịch vụ trên thị trường trong nước. Mặt khác, nó còn được biểu hiện sự ổn định giá trị đối ngoại của đồng tiền, được đo bằng tỷ giá hối đoái thả nổi. Trong nền kinh tế mở, cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế, tỷ giá đồng tiền trở thành mối quan tâm của các quốc gia. Bởi lẽ, một sự tăng lên trong giá trị đồng bản tệ so với ngoại tệ sẽ hạn chế cạnh tranh trên thị trường quốc tế, hạn chế xuất khẩu. Ngược lại, giá trị đồng bản tệ giảm xuống so với ngoại tệ sẽ khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu…

Giá trị đối nội và giá tị đối ngoại của đồng tiền có quan hệ mật thiết với nhau. Muốn ổn định tiền tệ và phát triển kinh tế - xã hội, nhà nước phải có biện pháp ổn định giá cả hàng hóa và dịch vụ trong nước và ổn định tỷ giá hối đoái.

Tuy nhiên, theo đuổi mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền cũng không đồng nghĩa với tỷ lệ lạm phát bằng không. Bởi lẽ, trong thực tế, để có một tỷ lệ lạm phát giảm xuống thì, thường phải chấp nhận một tỷ lệ thất nghiệp gia tăng nhất định nào đó. Trong các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, không thể có được một sự ổn định giá trị đồng tiền, khi nền kinh tế đang có một tỷ lệ thất nghiệp gia tăng quá đáng. Kinh nghiệm của nhiều nước phát triển cho thấy, một tỷ lệ lạm phát vừa đủ (thường một con số mỗi năm) là cần thiết cho sự phát triển nền kinh tế - xã hội. Nhưng cần phải chống lạm phát phi mã (hai con số mỗi năm) và siêu lạm phát (trên hai con số mỗi năm).

8.3.2. Tạo việc làm

Việc làm cho người lao động là một vấn đề quan trọng đối với bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Bởi vì:

Thứ nhất, nếu thất nghiệp cao sẽ làm cho gia đình của họ bị khó khăn về tài chính, làm mất đi lòng tự trọng cá nhân và là một trong những nguyên nhân làm tăng thêm tội ác.

Thứ hai, thất nghiệp tăng, nền kinh tế không chỉ tăng thêm những người lao động ngồi không, mà còn tăng thêm những nguồn tài nguyên để không như nhà máy, thiết bị… và làm cho tổng sản phẩm quốc dân (GDP) giảm xuống.

Rõ ràng công ăn việc làm cao là điều ai cũng mong muốn. Thông qua chính sách tiền tệ có thể tác động đến công ăn việc làm, tức đến tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế. Nếu chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương nhằm mở rộng cung ứng tiền tệ thì, tạo điều kiện mở rộng đầu tư sản xuất, các doanh nghiệp và nền kinh tế cần nhiều lao động hơn, công ăn việc làm cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp. Ngược lại, cung ứng tiền tệ giảm xuống sẽ thu hẹp các hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp và nhà nước cần ít lao động hơn, công ăn việc làm giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng.

Tuy nhiên, theo đuổi mục tiêu công ăn việc làm cao không đồng nghĩa với tỷ lệ thất nghiệp bằng không, mà ở mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Bởi lẽ, trong thực tế có một số người thất nghiệp là có lợi cho nền kinh tế. Đó là khi người lao động quyết định đi tìm một công việc khác tốt hơn, phù hợp hơn, thì người lao động đó bị thất nghiệp trong thời gian đang tìm việc làm. Hoặc một số người lao động tự nguyện rời bỏ công việc của mình để theo đuổi các hoạt động khác như học tập, du lịch… và khi họ quyết định gia nhập trở

lại thị trường lao động, họ phải mất một thời gian để tìm đúng công việc mà họ mong muốn. Mặt khác, thông thường để có một tỷ lệ công ăn việc làm cao thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát gia tăng nhất định nào đó. Hai mục tiêu này luôn triệt tiêu nhau trong quá trình thực thi chính sách tiền tệ.

8.3.3. Tăng trưởng kinh tế

Mục tiêu tăng trưởng kinh tế luôn gắn chặt với mục tiêu việc làm cao. Chính sách tiền tệ có thể tác động đồng thời đến hai mục tiêu này. Khi cung ứng tiền tệ tăng lên, trong ngắn hạn lãi suất tín dụng giảm sẽ khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, nhà nước và doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động nhiều hơn, làm tăng sản lượng và tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, khi cung tiền tệ giảm, trong ngắn hạn lãi suất tăng sẽ hạn chế đầu tư, thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà nước và doanh nghiệp cần ít lao động hơn, làm cho mức sản lượng giảm, tăng trưởng kinh tế chậm lại.

8.3.4. Quan hệ giữa các mục tiêu

Nhìn tổng quát và các chiến lược lâu dài thì các mục tiêu chính sách tiền tệ có quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau. Điều đó cho thấy rằng, trong quá trình thực thi chính sách tiền tệ không thể tuyệt đối hóa một mục tiêu nào, không thể giải quyết các mục tiêu một cách độc lập trên tầm vĩ mô. Tuy nhiên, có nơi có lúc, trong thời gian ngắn có thể xảy ra sự xung đột, thậm chí triệt tiêu lẫn nhau giữa các mục tiêu. Điều thường gặp và dễ thấy nhất là sự mâu thuẫn giữa thỷ lệ lạm phát với tỷ lệ thất nghiệp. Tuy vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau, song nhìn chung, mục tiêu cơ bản của chính sách tiền tệ là ổn định giá trị đồng bản tệ, trên cơ sở đó để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.

Thực tiễn các nước phát triển theo cơ chế thị trường cho thấy, vận hành chính sách tiền tệ, để đạt được các mục tiêu của noc cần có sự phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác.

Trước hết, phải phối hợp với chính sách tài khóa trong quá trình thực thi chính sách tiền tệ. Bởi lẽ, mục tiêu của chính sách tài khóa là nhằm điều chỉnh thu nhập và chi tiêu của chính phủ, hướng nền kinh tế vào mức sản lượng và sử dụng nhân lực ở mức tiềm năng. Song, điều đó còn phụ thuộc vào tình hình thu chi của ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước vững vàng là cơ sở quan trọng bậc nhất cho giá trị đồng bản tệ được ổn định. Ngược lại, sự thiếu hụt ngân sách nhà nước, bất kể được bù đắp bằng con đường nào (vay Ngân hàng trung ương, vay các tổ chức, cá nhân trong nước, vay nước ngoài) đều trực tiếp hoặc gián tiếp làm cho giá trị đồng tiền mất ổn định.

Thông thường, chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đều phát huy tác dụng thông qua ảnh hưởng của nó đối với tổng cầu. Trong khi đó, theo cơ chế thị trường thì tiền lương và giá cả lại được quyết định bởi các yếu tố của thị trường. Trong thực tế, chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ có thể làm tăng nhu cầu, giảm thất nghiệp, nhưng sẽ gia tăng lạm phát. Giải quyết mấu thuẫn này, cần có sự phối hợp chặt chẽ với chính sách phân phối thu nhập trong quá trình thực thi chính sách tiền tệ. Trong trường hợp này, chính sách phân phối thu nhập của nhà nước phải thể hiện sự kiểm soát chặt chẽ về tiền lương, tiền thưởng và giá cả.

Đối với các nước kém và đang phát triển, thường bội chi ngân sách nhà nước lớn và kéo dài, cán cân thanh toán thâm hụt, tăng trưởng kinh tế chưa cao… Ở đó đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ chính sách kinh tế đối ngoại trong quá trinh thực thi chính sách tiền tệ. Đó phải là một chính sách kinh tế mở, hướng xuất khẩu, mặt khác phải tranh thủ tối đa trình độ công nghệ, khoa học kỹ thuật và mọi nguồn vốn từ bên ngoài. Trong đó, đặc biệt là quan hệ với các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế, như Ngân hàng thế giới, quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng phát triển Châu Á…

8.4. CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

8.4.1. Nghiệp vụ thị trường mở

Nghiệp vụ thị trường mở là việc Ngân hàng trung ương mua và bán các chứng khoán có giá, mà chủ yếu là tín phiếu kho bạc nhà nước, nhằm làm thay đổi lượng tiền cung ứng. Sở dĩ Ngân hàng trung ương tiến hành đại bộ phận nghiệp vụ thị trường tự do của mình với tín phiếu kho bạc nhà nước là vì, thị trường tín phiếu kho bạc có dung lượng lớn, tính lỏng cao, rủi ro thấp.

Ngân hàng trung ương mua bán chứng khoán trên thị trường sẽ làm thay đổi cơ số tiền tệ (tiền đang lưu hành ngoài hệ thống ngân hàng và tiền dự trữ trong hệ thống ngân hàng). Đó là nguồn gốc chính gây nên sự biến động trong cung ứng tiền tệ.

Khi ngân hàng trung ương mua chứng khoán, làm tăng cơ số tiền tệ, qua đó lam tăng lượng tiền cung ứng.

Khi ngân hàng trung ương bán chứng khoán, thu hẹp cơ số tiền tệ, qua đó giảm lượng tiền cung ứng.

Thị trường mở là công cụ quan trọng nhất của Ngân hàng trung ương trong việc điều tiết thị lượng tiền cung ứng, bởi những ưu thế vốn có của nó:

Ngân hàng trung ương có thể kiểm soát được hoàn toàn lượng nghiệp vụ thị trường tự do.

Linh hoạt và chính xác, có thể được sử dụng ở bất cứ mức độ nào, điều chỉnh một lượng tiền cung ứng lớn hay nhỏ.

Ngân hàng trung ương dễ dàng đảo ngược lại tình thế của mình. Thực hiện nhanh chóng, ít tốn kém về chi phí và thời gian…

8.4.2. Chính sách chiết khấu

Chính sách chiết khấu là công cụ của Ngân hàng trung ương trong việc thực thi chính sách tiền tệ, bằng cách cho vay tái cấp vốn cho các ngân hàng kinh doanh. Khi Ngân hàng trung ương cho vay các ngân hàng kinh doanh làm tăng thêm tiền dự trữ cho hệ thống ngân hàng, từ đó làm tăng thêm lượng tiền cung ứng.

Ngân hàng trung ương kiểm soát công cụ này chủ yếu bằng cách tác động đến giá cả khoản vay (lãi suất cho vay tái chiết khấu).

Khi Ngân hàng trung ương nâng lãi suất tái chiết khấu, tức làm cho giá của khoản vay tăng, hạn chế cho vay các ngân hàng kinh doanh, làm cho khả năng cho vay đối với nền kinh tế của các ngân hàng kinh doanh giảm xuống, lượng tiền cung ứng giảm.

Ngược lại, khi Ngân hàng trung ương giảm lãi suất cho vay tái chiết khấu, giá của khoản vay rẻ hơn, khuyến khích cho vay các ngân hàng kinh doanh, làm cho khả năng cho vay của ngân hàng kinh doanh đối với nền kinh tế tăng lên, lượng tiền cung ứng tăng lên.

Những khoản cho vay tái chiết khấu của Ngân hàng trung ương đối với các ngân hàng thương mại được gọi là cửa sổ chiết khấu. Ngân hàng trung ương quản lý cửa sổ chiết khấu bằng nhiều cách để khoản vốn cho vay của mình khỏi bị sử dụng không đúng và hạn chế việc cho vay đó. Các ngân hàng đến vay chiết khấu ở Ngân hàng trung ương thường phải chịu ba khoản chi phí: lợi tức chiết khấu, phí về việc phải làm đúng theo các điều tra của Ngân hàng trung ương về khả năng thanh toán của Ngân hàng khi đến vay tại cửa sổ chiết khấu, phí về việc rất có thể bị Ngân hàng trung ương từ chối cho vay chiết khấu vì Ngân hàng trung ương đang theo đuổi một chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm chống lạm phát.

Ngoài việc sử dụng làm một công cụ để ảnh hưởng đến cơ số tiền tệ và cung ứng tiền tệ, chính sách chiết khấu còn quan trọng ở chỗ nhằn tránh khỏi những cơn hoảng loạn tài chính cho các ngân hàng thương mại. Bởi vì, tiền dự trữ bắt buộc được lập tức điều đến các ngân hàng nào cần thêm tiền dự trữ hơn cả. Ngân hàng trung ương sử dụng công cụ chiết khấu để tránh những cơn sụp đổ tài chính bằng cách thực hiện vai trò người cho vay cuối cùng, là một yêu cầu cực kỳ quan trọng để tiến hành chính sách tiền tệ thành công. Ví dụ như Ngân hàng dự trữ Liên bang Hoa Kỳ cho vay chiết khấu đối với ngân hàng

Franklin National tháng 5 năm 1974, với số tiền 1,75 tỷ Đô la (khoảng 5% tổng số dự trữ trong hệ thống ngân hàng) đã tránh cho ngân hàng này khỏi sụp đổ. Hay, Ngân hàng dự trữ liên bang Hoa Kỳ cho vay chiết khấu đối với ngân hàng Continental Illinois năm 1984, với số tiền trên 5 tỷ Đô la), đã ngăn chặn được sự sụp đổ của ngân hàng này.

Chính sách chiết khấu là một công cụ rất quan trọng trong việc thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương. Nó không chỉ điều tiết lượng tiền cung ứng, mà còn để thực hiện vai trò người cho vay cuối cùng đối với các tổ chức tín dụng và tác động đến việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư đối với nền kinh tế.

Tuy nhiên, với công cụ này, Ngân hàng trung ương thường bị động trong việc điều tiết lượng tiền cung ứng. Bởi, Ngân hàng trung ương chỉ có thể thay đổi lãi suất chiết khấu nhưng không thể bắt buộc các ngân hàng thương mại phải vay chiết khấu ở Ngân hàng trung ương.

8.4.3. Dự trữ bắt buộc

Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các tổ chức tín dụng phải giữ lại, mà không dược dùng để cho vay hoặc đầu tư, mức dự trữ này do Ngân hàng trung ương quy định và bằng một tỷ lệ nhất định so với tổng số tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng. Chế độ dự trữ bắt buộc ở các nước khác nhau, ở các thời kỳ khác nhau thì có thể khác nhau. Song nhìn chung, dự trữ bắt buộc đều mang tính pháp luật, được giữ ở Ngân hàng trung ương và không được hưởng lãi.

Ngân hàng trung ương sử dụng dự trữ bắt buộc để tác động đến lượng tiền cung ứng trên hia phương diện:

Thứ nhất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc tác động đến cơ chế tạo tiền gửi của các ngân hàng thương mại. Theo thuyết tạo tiền, từ một lượng tiền dự trữ bắt buộc, hệ thống ngân hàng thương mại có thể tạo ra một lượng tiền gửi lớn gấp nhiều lần, với công thức tổng quát:

Tiền gửi mới Tiền dự trữ 1 = x

được tạo ra ban đầu Tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Trong đó: 1

Là hệ số nhân tiền tệ, với hai giả thiết: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Các ngân hàng thương mại không có tiền dự trữ dư thừa so với tỷ lệ dự trữ bắt

Một phần của tài liệu Bài giảng lý thuyết tài chính – tiền tệ (Trang 70 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)