Nguyên nhân gây ra lạm phát

Một phần của tài liệu Bài giảng lý thuyết tài chính – tiền tệ (Trang 81 - 85)

- Cung ứng tiền tệ và lạm phát

- Theo quan điểm của các nhà kinh tế thuộc phái tiền tệ, khi cung tiền tệ tăng lên kéo dài sẽ làm cho mức giá cả tăng kéo dài và gây ra lạm phát.

Ban đầu nền kinh tế ở điểm 1, với sản lượng đtạ ở mức sản lượng tự nhiên Yn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, mức giá cả P1 – điểm giao nhau của đường tổng cung AS1 và đường tổng cầu AD1. Khi cung tiền tệ tăng lên thì đường tổng cầu di chuyển sang phải đến AD2. Trong một thời gian rất ngắn, nền kinh tế sẽ chuyển động đến điểm 1’ và sản phẩm tăng lên trên mức tỷ lệ tự nhiên, tức là đạt tới Y1 (Y1>Yn). Điều đó đã làm giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dươi mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, tiền lương tăng lên và làm giảm tổng cung – đường tổng cung dịch chuyển vào đến AS2. Tại đây, nền kinh tế quay trở lại mức tỷ lệ tự nhiên của sản phẩm trên đường tổng cung dài hạn. Ở điểm cân bằng mới (điểm 2), mức giá đã tăng từ P1 đến P2.

Tổng mức giá P AS3 P3 3 AS2 2’ AS1 P2 2 1’ P1 1 AD3 AD2 AD1 Yn Y1 Tổng sản phẩm Y

Cung tiền tệ tiếp tục tăng lên, đường tổng cầu lại dịch chuyển ra, đến AD3 và đường tổng cung tiếp tục dịch chuyển vào đến AS3, nền kinh tế đạt tới mức cân bằng mới tại điểm 3. Tại đây, mức giá cả đã tăng lên đến P3. Nếu cung tiền tệ vẫn tiếp tục tăng thì sự dịch chuyển của đường tổng cầu và tổng cung như trên lại tiếp tục diễn ra và nền kinh tế đạt tới mức giá cả ngày càng cao hơn, lạm phát tăng cao.

Những phân tích của phái Keynes về tác động của việc tăng chi tiêu của Chính phủ hoặc cắt giảm thuế cũng làm tăng tổng cầu, do đó đẩy giá cả lên cao. Nhưng những vấn đề của chính sách tài khóa lại có giới hạn của nó, vì vậy việc tăng lên của tỷ lệ lạm phát trong trường hợp này chỉ là tạm thời. Một phân tích khác của phái Keynes về tác động của những cú sốc tiêu cực lên tổng cung (như việc tăng giá dầu do hậu quả của lệnh cấm vận dầu mỏ, đấu tranh của công nhân đòi tăng lương) cũng sẽ làm giá cả tăng lên. Nhưng, nếu cung tiền tệ không tiếp tục tăng lên để tác động lên tổng cầu thì đến một lúc nào đó, tổng cung lại quay trở lại vị trí ban đầu, do vậy sự tăng giá trong trường hợp này cũng chỉ là một hiện tượng nhất thời.

- Chỉ tiêu công ăn việc làm cao và lạm phát

Một mục tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng mà đa số Chính phủ các nước theo đuổi cũng thường gây nên lạm phát, đó là mục tiêu công ăn việc làm cao.

Có hai loại lạm phát và kết quả của chính sách ổn định năng động nhằm thúc đẩy một mức công ăn việc làm cao, đó là lạm phát phí – đẩy và lạm phát cầu – kéo.

+ Lạm phát phí – đẩy xảy ra do những cú sốc cung tiêu cực hoặc do kết quả của những cuộc đấu tranh đòi tăng lương gây ra.

Lúc đầu, nền kinh tế ở tại điểm 1, là giao điểm của đường tổng cầu AD1 và đường tổng cung AS1, với mức sản lượng tự nhiên (sản lượng tiềm năng) và tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Do mong muốn có được mức sống cao hơn hoặc do cho rằng tỷ lệ lạm phát dự tính trong nền kinh tế sẽ tăng cao, những người công nhân đấu tranh đòi tăng lương. Vì tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên nên những đòi hỏi tăng lương của công nhân dễ được giới chủ chấp nhận. Ảnh hưởng của việc tăng lương (cũng giống như ảnh hưởng của những cú sốc cung tiêu cực) làm đường tổng cung AS1

Tổng mức giá P AS3 3’ 3 AS2 2’ AS1 2 1’ AD3 1 AD2 AD1 Y Y’ Yn Tổng sản phẩm

Nền kinh tế sẽ chuyển từ điểm 1 đến điểm 1’ – giao điểm của đường tổng cung mới AS2 và đường tổng cầu AD1. Sản lượng đã giảm xuống dưới mức sản lượng tự nhiên Y’ (Y’<Yn) và tỷ lệ thất nghiệp cao hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, đồng thời mức giá cả tăng lên đến P1’. Vì mục đích muốn duy trì một mức công ăn việc làm cao hơn hiện tại, Chính phủ sẽ thực hiện các chính sách điều chỉnh năng động nhằm tác động lên tổng cầu, làm tăng tổng cầu, lúc này đườn tổng cầu AD1 dịch chuyển ra AD2, nền kinh tế quay trở lại mức sản lượng tiềm năng và tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên tại điểm cân bằng mới – điểm 2, mức giá cả tăng lên đến P2.

Các công nhân đã được nhượng bộ và được tăng lương vẫn có thể tiếp tục đòi tăng lương lên cao hơn. Đồng thời, những sự nhượng bộ đó đã tạo ra sự chênh lệch về mức lương trong tầng lớp công nhân, tình trạng đòi tăng lượng lại tiếp diễn, kết quả là đường tổng cung lại di chuyển vào đến AS3, thất nghiệp lại tăng lên cao hơn mức tỷ lệ tự nhiên và Chính phủ lại tiếp tục phải thực hiện các chính sách điều chỉnh năng động làm dịch chuyển đường tổng cầu ra AD3 để đưa nền kinh tế trở lại mức sản lượng tiềm năng và tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, mức giá cả cũng tăng lên đến P3. Nếu quá trình này cứ tiếp tục tiếp diễn thì kết quả sẽ là việc tăng liên tục của mức giá cả, đây chính là tình trạng lạm phát phí – đẩy.

Theo cách phân tích của phái Keynes, những chính sách tài chính luôn có những giới hạn của nó, nên mặc dù những chính sách này gây ra những tác động làm tăng tổng cầu nhưng đó chỉ là tăng từng đợt không thể sử dụng trong thời gian dài. Như vậy, nó không thể được sử dụng để di chuyển liên tục đường tổng cầu. Việc di chuyển liên tục đường tổng cầu chỉ có thể là việc tăng cung ứng tiền liên tục, do đó, lạm phát phí – đẩy cũng là một hiện tượng tiền tệ.

+ Lạm phát cầu – kéo: Một trường hợp khác vì mục tiêu công ăn việc làm cao, cũng dẫn đến lạm phát cao, đó là lạm phát cầu – kéo

Giả sử ban đầu, nền kinh tế đang đạt tới mức sản lượng tiềm năng, và tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, nền kinh tế đạt mức cân bằng ở điểm 1. Nếu các nhà hoạch định chính sách sẽ hoạch định và theo đuổi một tỷ lệ thất nghiệp dưới mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.

Tổng mức giá P AS3 AS2 P3 3 2’ AS1 P2 2 1’ AD3 P1 1 AD2 AD1 Y Yn Y1 Tổng sản phẩm

Để đạt được mục tiêu này, các nhà hoạch định chính sách sẽ phải đưa ra những biện pháp nhằm đạt được chỉ tiêu sản lượng lớn hơn mức sản lượng tiềm năng, mức chỉ tiêu sản lượng cần đtạ được đó là Yt (Yt > Yn). Các biện pháp mà họ đưa ra sẽ tác động lên tổng cầu và làm tăng tổng cầu, đường tổng cầu sẽ dịch chuyển ra đến AD2, nền kinh tế chuyển đến điểm 1’ (giao điểm giữa đường tổng cầu mới AD2 và đường tổng cung ban đầu AS1). Sản lượng bây giờ đã đạt được tới mức Yt lớn hơn sản lượng tiềm năng và mục tiêu tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên đã đạt được.

Vì hiện nay tỷ lệ thất nghiệp thực tế trong nền kinh tế là thấp hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên nên tiền lương tăng lên và đường tổng cung sẽ di chuyển vào đến AS2, đưa nền kinh tế từ điểm 1’ chuyển sang điểm 2’. Nền kinh tế quay trở về mức sản lượng tiềm năng và tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên nhưng ở một mức giá cả P2 cao hơn P1.

Đến lúc này, tỷ lệ thất nghiệp lại cao hơn mục tiêu mà các nhà hoạch định chính sách cần đạt được. Do đó, họ lại tiếp tục thực hiện cấc chính sách làm tăng tổng cầu. Quá trình này cứ tiếp diễn liên tục và đẩy giá cả trong nền kinh tế lên cao hơn.

Như đã phân tích trên đây, do giới hạn của những chinh sách tài chính nên việc tăng lên liên tục của tổng cầu chỉ có thể là kết quả của một quá trình tăng cung ứng tiền tệ liên tục. Do vậy, giống như lạm phát phí – đẩy, lạm phát cầu – kéo cũng là một hiện tượng tiền tệ.

- Thâm hụt ngân sách và lạm phát

Thâm hụt ngân sách cũng có thể là một nguyên nhân dẫn đến tăng cung ứng tiền tệ và gây ra lạm phát cao.

Chính phủ có thể khắc phục tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước bằng biện pháp phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường tài chính để vay vốn trong dân chúng, bù đắp cho phần bị thiếu hụt. Biện pháp này không làm ảnh hưởng đến cơ số tiền tệ và do đó, không tăng cung ứng tiền tệ và không gây ra lmaj phát. Một biện pháp khác Chính phủ có thể sử dụng để bù đắp cho thâm hụt ngân sách nhà nước và phát hành tiền. Biện pháp này trực tiếp làm tăng thêm cơ số tiền tệ, do đó tăng cung ứng tiền, đẩy tổng cầu lên cao và làm tăng tỷ lệ lạm phát. Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển, do thị trường vốn bị hạn chế nên việc phát hành trái phiếu Chính phủ nhằm bù đắp cho thiếu hụt ngân sách nhà nước là rất khó thực hiện. Đối với các quốc gia này, con đường duy nhất đối với họ là “sử dụng

máy in tiền”. Vì thế, khi tỷ lệ thâm hụt ngân sách nhà nước của các quốc gia đó tăng cao thì tiền tệ cũng sẽ tăng nhanh và lạm phát tăng. Ở các nước kinh tế phát triển (như ở Mỹ), thị trường vốn phát triển, vì vậy một khối lượng lớn trái phiếu chính phủ có thể được bán ra và nhu cầu trang trải cho thâm hụt ngân sách nhà nước được thự hiện từ nguồn vốn vay của chính phủ. Tuy nhiên, nếu Chính phủ cứ tiếp tục phát hành trái phiếu ra thị trường, cầu về vốn vay sẽ tăng, do đó, lãi suất sẽ tăng cao. Để hạn chế việc tăng lãi suất thị trường, Ngân hàng Trung ương sẽ phải mua vào các trái phiếu đó, điều này lại làm cho cung tiền tệ tăng.

Do vậy, trong mọi trường hợp, tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước cao, kéo dài sẽ là nguồn gốc tăng cung ứng tiền và gây ra lạm phát.

- Lạm phát theo tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái giữa đồng nội tệ so với đơn vị tiền tệ nước ngoài tăng cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát.

Khi tỷ giá tăng, đồng nội tệ mất giá, trước hết nó tác động lên tâm lý của những người sản xuất trong nước, muốn kéo giá hàng lên theo mức tăng của tỷ giá hối đoái.

Thứ hai, khi tỷ giá tăng, giá nguyên liệu, hàng hóa nhập khẩu cũng tăng cao, đẩy chi phí về phía nguyên liệu tăng lên, lại quay trở về lạm phát phí – đẩy như đã phân tích trên đây. Việc tăng giá cả của nguyên liệu và hàng hóa nhập khẩu thường gây ra phản ứng dây chuyền, làm tăng giá cả ở rất nhiều các hàng hóa khác, đặc biệt là các hàng hóa của những ngành có sử dụng nguyên liệu nhập khẩu và những ngành có mối liên hệ chặt chẽ với nhau (nguyên liệu của ngành này là sản phẩm của ngành khác…)

Một phần của tài liệu Bài giảng lý thuyết tài chính – tiền tệ (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)