a. Đặc điểm của chi ngân sách Nhà nước
Chi ngân sách Nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách Nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước theo những nguyên tắc nhất định.
Chi ngân sách Nhà nước là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào ngân sách Nhà nước và đưa chúng đến mục đích sử dụng cho từng hoạt động, từng công việc thuộc chức năng của Nhà nước. Nó chính là các khoản chi tiêu của các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý hành chính, các đơn vị sự nghiệp được tài trợ và kiểm soát bởi Chính phủ. Thông qua các khoản chi tiêu, ngân sách Nhà nước cung ứng lại cho xã hội nguồn tài chính đã được thu về từ các khoản nộp thuế, phí, lệ phí… bằng việc cung cấp những hàng hoá công cộng cần thiết cho xã hội. Với cơ chế này, Nhà nước thực hiện tái phân phối thu nhập xã hội công bằng hơn, đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng bền vững và ổn định, khắc phục các khuyết tật của nền kinh tế thị trường.
Chi ngân sách Nhà nước có các đặc điểm sau:
- Gắn liền với bộ máy Nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà Nhà nước đảm nhiệm trong từng thời kỳ; gắn với quyền lực Nhà nước. Quốc hội quyết định qui mô, nội dung, cơ cấu chi ngân sách Nhà nước và phân bổ vốn ngân sách cho các mục tiêu quan trọng của quốc gia. Chính phủ có nhiệm vụ thực hiện, quản lý, điều hành các khoản chi ngân sách Nhà nước.
- Mục đích của chi ngân sách Nhà nước là nhằm phục vụ cho lợi ích chung của quốc gia nên hoàn toàn mang tính chất công cộng. Chi ngân sách Nhà nước để mua hàng hoá, dịch vụ, thông qua các đơn đặt hàng của Chính phủ, nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước và đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng công cộng của các tầng lớp dân cư.
- Chi ngân sách Nhà nước có phạm vi rộng và có quy mô lớn. Các khoản chi ngân sách Nhà nước đảm bảo cho Nhà nước cung cấp một lượng hàng hoá công cộng lớn cho nền kinh tế, có liên quan đến mọi lĩnh vực, mọi hoạt động kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng, cả ở trong nước và nước ngoài.
- Chi ngân sách Nhà nước có tính chất không hoàn trả trực tiếp. Các khoản cấp phát từ ngân sách Nhà nước cho các ngành, các cấp, cho các hoạt động … không phải trả giá hoặc hoàn lại cho Nhà nước. Tuy nhiên, ngân sách Nhà nước cũng có các khoản chi thực hiện chương trình mục tiêu mà thực chất là cho vay ưu đãi có hoàn trả gốc với lãi suất thấp hoặc không có lãi.
b. Các hình thức chi ngân sách Nhà nước
Chi ngân sách Nhà nước có quy mô lớn, phức tạp, có tác động mạnh mẽ đến môi trường tài chính vĩ mô; đến tổng cung, tổng cầu về vốn tiền tệ. Do tính đa dạng và phức tạp nên chi ngân sách Nhà nước có nhiều nội dung khác nhau.
+ Chi đầu tư phát triển
Chi đầu tư phát triển là việc Nhà nước sử dụng một phần nguồn tài chính đã được tạo lập quỹ ngân sách Nhà nước để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, đầu tư phát triển sản xuất và dự trữ quốc gia nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu ổn định và tăng trưởng kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường, vốn đầu tư phát triển được hợp thành từ nhiều nguồn: vốn ngân sách Nhà nước, vốn đầu tư của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, vốn đầu tư của cá nhân và hộ gia đình, tín dụng đầu tư và vốn nước ngoài (đầu tư trực tiếp, vay và viện trợ). Trong số các nguồn vốn này, vốn đầu tư phát triển của ngân sách Nhà nước luôn đóng vai trò chủ yếu trong thực hiện chiến lược đầu tư của nền kinh tế. Chi đầu tư phát triển bao gồm:
- Chi đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội:
Đây là khoản chi từ ngân sách Trung ương và ngân sách Nhà nước địa phương nhằm xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng như: Cầu cống, đường xá, cảng, sân bay, hệ thống thuỷ lợi, năng lượng, viễn thông…; các công trình có tính chất chiến lược, trọng điểm phục vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, phúc lợi công cộng.
Chi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội có tầm quan trọng trong việc tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế – xã hội; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng của Nhà nước; hình thành thế cân đối của nền kinh tế cũng như khuyến khích các doanh nghiệp, nhất là khu vực ngoài quốc doanh đầu tư, giảm chi phí sản xuất, mở rộng thị trường, tăng cường khả năng cạnh tranh,… nhằm mục đích tăng trưởng kinh tế.
- Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước:
Đây là khoản chi tích luỹ mang tính chất sản xuất hình thành nên vốn cố định, vốn lưu động và là bộ phận vốn kinh doanh của doanh nghiệp đảm bảo yêu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước.
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp Nhà nước được hình thành và hoạt động trong các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế quốc dân, đòi hỏi ngân sách Nhà nước phải cấp phát vốn đầu tư ban đầu cũng như hỗ trợ, bổ sung vốn trong quá trình hoạt động.
Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước thể hiện sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh tế, vừa đảm bảo đầu tư vào một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh then chốt tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế – xã hội, vừa đảm bảo sự phát triển cơ cấu kinh tế hợp lý cho tăng trưởng kinh tế.
- Chi góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh vào các doanh nghiệp:
Ở nước ta, các Công ty cổ phần được hình thành trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước hoặc được thành lập mới theo pháp luật, các doanh nghiệp liên doanh được thành lập trên cơ sở liên doanh, liên kết giữa các tổ chức kinh tế. Sự phát triển của các loại hình doanh nghiệp này trong nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế đã kích thích và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các thành phần kinh tế.
Để quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, Nhà nước tham gia vào hoạt động của các Công ty cổ phần, doanh nghiệp liên doanh bằng việc góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh theo một tỉ lệ nhất định vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết phải có sự tham gia của Nhà nước để hướng dẫn, kiểm soát hay khống chế các hoạt động của những doanh nghiệp này theo định hướng của Nhà nước.
- Chi dự trữ Nhà nước:
Dự trữ Nhà nước được hình thành bằng nguồn tài chính từ ngân sách Nhà nước và được sử dụng để điều chỉnh các hoạt động của thị trường, điều hoà cung cầu tiền, ngoại tệ và một số mặt hàng chiến lược cũng như giải quyết kịp thời các tổn thất bất ngờ xảy ra đối với nền kinh tế – xã hội. Chi dự trữ Nhà nước góp phần đảm bảo sự hoạt động ổn định và sự vận hành có hiệu quả của nền kinh tế.
+ Chi thường xuyên
Chi thường xuêyn là các khoản chi gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về quản lý kinh tế – xã hội.
Các khoản chi thường xuyên mang tính chất là các khoản chi tiêu dùng xã hội. Về nội dung, chi thường xuyên gồm: các khoản chi liên quan đến con người (lương, phụ cấp…) và các khoản chi liên quan đến nghiệp vụ quản lý, công việc chuyên môn. Thông qua các khoản chi thường xuyên, Nhà nước thể hiện sự quan tâm đến nhân tố con người trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và Nhà nước thực hiện các chức năng văn hoá, giáo dục, quản lý, an ninh quốc phòng. Chi thường xuyên được chia thành:
- Chi sự nghiệp: Là các khoản chi cho các dịch vụ và các hoạt động xã hội phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội và nâng cao dân trí của dân cư.
Theo tính chất hoạt động của các ngành, chi sự nghiệp được chia thành: + Chi sự nghiệp kinh tế.
+ Chi nghiên cứu khoa học và công nghệ. + Chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo. + Chi sự nghiệp y tế.
+ Chi sự nghiệp văn hoá, nghệ thuật, thể thao. + Chi sự nghiệp xã hội.
Như vậy, về nội dung, chi sự nghiệp gồm các khoản chi bảo đảm các hoạt động sự nghiệp và các khoản chi có tính chất trợ cấp cho những đối tượng xã hội nhất định.
Ngân sách Nhà nước cung cấp nguồn tài chính cho các hoạt động sự nghiệp có ý nghĩa kinh tế – xã hội to lớn. Các khoản chi sự nghiệp tạo ra các điều kiện để nâng cao trình độ văn hoá, kỹ thuật, sức khoẻ của người lao động, phát triển sức sản xuất tác động tới quá trình tái sản xuất xã hội, quá trình tạo ra thu nhập quốc dân. Chi sự nghiệp mặc dù không mang tính chất sản xuất nhưng lại có mối liên hệ chặt chẽ và phát huy tác dụng lâu dài đối với sản xuất xã hội. Các khoản chi sự nghiệp còn góp phần nâng cao mức sống và thu nhập thực tế cho các tầng lớp dân cư làm giảm bớt sự chênh lệch về trình độ dân trí và thu nhập giữa các thành viên trong xã hội.
- Chi quản lý Nhà nước
Là các khoản chi nhằm đảm bảo hoạt động của hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở. Các hoạt động quản lý Nhà nước không chỉ thuần tuý mang ý nghĩa cai trịmà còn mang ý nghĩa phục vụ. Các hoạt động này trở thành nhân tố hỗ trợ tích cực cho các chủ thể và các hoạt động kinh tế – xã hội phát triển. Chi ngân sách Nhà nước cho các hoạt động quản lý Nhà nước là đảm bảo cho các cơ quan Nhà nước cung ứng các dịch vụ hành chính công một cách nhanh chóng và thuận lợi.
- Chi quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội
Chi quố c phò ng để phò ng t hủ và bảo vệ đất nước, chố ng lạ i sự xâ m lư ợc, t ấn cô ng t ừ nước ngo ài.
Chi a n ninh và t rật t ự an toàn xã hộ i để bảo vệ và g iữ g ìn c hế độ xã hộ i, an ninh dân cư tro ng nước.
Nguồ n t ài chính qu yết đ ịnh c ho ho ạt độ ng quố c phò ng và an ninh là từ ngân sác h N hà nước. “Hàng ho á cô ng cộ ng” nà y có được là nhờ dựa vào “sả n xuất của Chính p hủ” mà nguồ n trang trải là ngâ n sác h Nhà nước mà khô ng một khâu tài chính nào t hay t hế được.
- Chi trả nợ tiền vay của Chính phủ
Ở nướ c t a, nợ cô ng bắt ng uồ n t ừ bộ i c h i c ủa ngâ n s ác h N hà nướ c và t ừ nhu cầu c hi đ ầu t ư p hát t r iể n k inh t ế. Tất cả các k ho ả n nợ t ro ng nướ c và nợ nướ c ngo à i k hi đế n hạ n, N hà nư ớc p hả i t ha nh t o án. Hà ng nă m số c hi t rả nợ t iề n va y của N hà nướ c đượ c bố t rí t he o mộ t t ỉ lệ nhất đ ịnh t ro ng t ổ ng số c hi ngâ n s ác h N hà nướ c.