Quản lý nguồn vốn

Một phần của tài liệu Bài giảng lý thuyết tài chính – tiền tệ (Trang 65 - 67)

Trước những năm 1960, phần lớn NHTM coi những nguồn vốn là cố định và cố đạt được một cơ cấu tối ưu. Phần .lớn các nguồn vốn NHTM được thu nhận qua các khaonr tiền gửi (kỳ hạn) có thể phát séc và theo luật định, những món tiền gửi này không phải trả lãi. Do vậy, các NHTM không phải cạnh tranh để có được các món tiền gửi này. Mặt khác, do thị trường để thực hiện các món cho vay ngắn hạn (qua đêm) giữa các ngân hàng chưa phát triển, các NHTM hiếm khi vay được từ các ngân hàng khác để đáp ứng nhu cầu tienf dự trữ.

Bắt đầu từ những năm 1960, các NHTM lớn đã bắt đầu nghiên cứu kỹ những phương pháp, trong đó các nguồn vốn trên bảng cân đối tài sản có thể đem lại cho họ những khoản tiền dự trữ và trạng thía lỏng. Chính điều này đã dẫn đến việc phát triển của các thị trường cho vay ngắn hạn và sự ra đời của những công cụ tài chính như các CD có thể bán lại được, chúng giúp các NHTM nhanh chóng có được tiền vốn.

Như vậy, các NHTM có thể sử dụng phương pháp khác cho việc quản lý ngân hàng, họ không còn lệ thuộc vào những món tiền gửi có thể phát séc với tư cách là nguồn vốn như trước. Thay vào đó, họ đã đưa ra mục tiêu cho sự tăng trưởng tài sản có và có được vốn bằng cách vay vốn từ các NHTM khác, phát hành CD…

Câu hỏi ôn tập

1. Nội dung kinh tế các khoản mục (tóm tắt ) trên Bảng cân đối tài sản của NHTM? Liên hệ với thực tiễn của NHTM ơt Việt Nam

2. Các hoạt động cơ bản của NHTM? Liên hệ với thực tế ở Việt Nam? 3. Vai trò dự trữ tiền và quản lý tiền dự trữ trong hoạt động của NHTM?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Văn Tề, Tiền tệ và ngân hàng, NXB Thống kê năm 2003

2. Học viện Ngân hàng, Giáo trình Lý thuyết tiền tệ - ngân hàng, NXB. Thống kê năm 2004

3. Nguyễn Hữu Tài, Giáo trình Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ, NXB Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà nội năm 2007

Chương 8

NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH

TIỀN TỆ QUỐC GIA

Mục tiêu của chương này nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức về: - Quá trình hình thành ngân hàng trưng ương.

- Chức năng của ngân hàng trung ương.

- Các mục tiêu cơ bản trong chính sách tiền tệ quốc gia. - Các công cụ của chính sách tiền tệ.

8.1. QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG

Một phần của tài liệu Bài giảng lý thuyết tài chính – tiền tệ (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)