Thẩm định hiệu quả tài chính của dự án.

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định các dự án xây dựng công nghiệp tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Hai Bà Trưng. Thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 45)

Quy trình thẩm định tài chính dự án được thực hiện toàn diện, cẩn thận theo các phương pháp từ thẩm định theo trình tư, đối chiếu các chỉ tiêu, quán triệt rủi ro, phân tích độ nhạy tới phương pháp dự báo.

Hiệu quả tài chính của dự án là yếu tố quan trọng nhất quyết định tới việc cho vay của Ngân hàng với dự án. Vì dự án hiệu quả tài chính đảm bảo tính khả thi của dự án, đảm bảo khả năng thu hồi vốn của ngân hàng. Đặc biệt dự án xây dựng công nghiệp có nhu cầu vốn lớn và thời gian sử dụng vốn dài, thời gian thu hồi vốn cũng rất dài và chia làm nhiều giai đoạn khách nhau nên quá trình thẩm định, phân tích tài chính gặp nhiều khó khăn, khó có thể đưa ra được những kết luận chính xác về tài chính dự án. Nhưng đây cũng là chuyên môn giỏi nhất của các cán bộ thẩm định vậy nên thẩm định tài chính rất được chú trọng trong quá trình thẩm đinh.

(1). Xác định tổng mức đầu tư

Để xác định tổng mức đầu tư của dự án xây dựng công nghiệp các bộ thẩm định dự án xem xét các chi phí đâu tư của dự án như sau:

- Đầu tư dây truyền công nghệ, trang thiết bị máy móc (đối với các dự án có chuyển giao công nghệ) gồm cả thuế nhập khẩu, chi phí khác có liên quan đến máy móc, thiết bị.

- Chi phí giải phóng mặt bằng cho dự án. - Xây dựng cơ bản của dự án.

- Chi phí dự phòng

- Chi phí quản lý dự án và chi phí khác. (2). Nguồn vốn đầu tư của dự án.

Sau khi xem xét đầy đủ thông tin về vốn đầu tư của dự án cán bộ thẩm định tiếp tục xem xét về cơ cấu nguồn vốn để thực hiện dự án. Cán bộ thẩm định làm rõ các nội dung:

- Vốn điều lệ hoặc vốn của chủ đầu tư tham gia dự án. - Vốn ngân sách cấp cho dự án nếu có.

- Vốn vay, gồm:

+ Vay ưu đãi cho dự án nếu có.

+ Vay nước ngoài hoặc trả chậm thiết bị cho dự án nếu có .

+ Vay các ngân hàng thương mại (trong đó, dự kiến vay ngân BIDV Chi nhánh Hai Bà Trưng).

- Vốn khác.

Việc xem xét tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn diễn ra đồng thời nhằm đánh giá sự hợp lý hay không hợp lý về cơ cấu nguồn vốn cho dự án. Tuy nhiên, việc đánh giá này cũng còn tùy thuộc vào tình hình và điều kiện thực tế của dự án. Kết quả đánh giá của các cán bộ thẩm định còn chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi hiệu quả của dự án và khả năng trả nợ của dự án.

(3). Lợi nhuận của dự án.

Để xác định lợi nhuận của dự án trước tiên làm rõ các khoản chi của dự án trong quá trình chuẩn bị, thực hiện, vận hành kết quả đầu tư. Từ đó đánh giá xem dự án đã có những biện pháp chi tiêu hiệu quả hay không. Cán bộ thẩm định để đánh giá được việc chi tiêu nắm vững các nội dung sau:

+ Các định mức kinh tế kỹ thuật của từng ngành cụ thể.

+ Các giả định phù hợp với điều kiện thực tế của từng dự án: giả định về máy móc thiết bị, công suất hoạt động, công nghệ sử dụng, giá thành nguyên nhiên vật liệu…

+ Các quy định của Nhà nước về các vấn đề có liên quan như: khấu hao cơ bản, các khoản phí, thuế, phương thức hạch toán, lĩa suất ngân hàng…

Để mức lợi nhuận dự kiến có hợp lý thì sau khi làm rõ các khoản chi phí của dự án chũng ta làm rõ các khoản thu của dự án khi đi vào hoạt động. Do đó, cán bộ thẩm định thẩm định các nội dung sau:

+ Giá thành sản phẩm của dự án

+ Doanh số bán hàng theo từng quá trình hoạt động + Các khoản thu khác.

Để phân tích hiệu quả kinh tế cũng như lợi nhuận của dự án được toàn diện và sâu sắc, cán bộ thẩm định phân tích độ nhạy của dự án, nhằm xác định các yếu tố và mức bộ ảnh hưởng cảu các yếu tố đó tới lơi nhuận của dự án.

Trong phân tích chỉ tiêu này, cán bộ thẩm định có thể cho các yếu tố như:giá bán sản phẩm, doanh thu, chi phí, doanh số bán hàng, giá cả nguyên vật liệu… biến động để thấy được lợi nhuận của dự án có sự thay đổi như thế nào với những yếu tố biến động. Trên sơ sở đó rút ra kết luận về sự phù hợp của mức lợi nhuận dự kiến qua từng quá trình hoạt động của dự án.

(4). Các chỉ tiêu hiệu quả:

+ Giá trị hiện tại thuần (NPV) của dự án là phần chênh lệch giữa giá trị hiện tại của tổng các khoản thu và giá trị hiện tại của tổng các khoản chi của cả đời dự án sau khi đã được chiết khấu với một lãi suất chọn thích hợp.

NPV = ∑ ∑ = = + − + n i i n i 0 Bi r i 0Ci(1 r) 1 ) 1 ( 1

Trong đó: Bi: Khoản thu của dự án ở năm i Ci: Vốn đầu tư thực hiện tại năm i r: Lãi suất chiết khấu

n: Thời hạn đầu tư hoặc thời gian hoạt động của dự án (năm) i: năm thứ i

Nếu: NPV > 0 thì dự án có lãi, có thể đầu tư. NPV = 0 thì dự án chỉ hoà vốn.

+ Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) là mức lãi suất nếu dùng nó làm tỷ suất chiết khấu để tính chuyển các khoản thu, chi của dự án về cùng mặt bằng thời gian hiện tại thì tổng thu cân bằng với tổng chi. Hay nói cách khác là tại đó NPV bằng không. Tức là: ∑ ∑ = = + = + n i i n i 0Bi IRR i 0Ci(1 IRR) 1 ) 1 ( 1 Hay 0 ) 1 ( 1 ) 1 ( 1 0 0 = + − + ∑ ∑ = = n i i n i Bi IRR i Ci IRR

IRR có thể được xác định bằng phương pháp nội suy theo công thức:

IRR = ) ( ) ( 1 2 2 1 1 1 r r NPV NPV NPV r − + +

Trong đó: r1: lãi suất chiết khấu làm cho NPV dương gần tới không (NPV1) r2: lãi suất chiết khấu làm cho NPV âm gần tới không (NPV2) Nếu IRR ≥ r giới hạn thì dự án được chấp nhận

IRR < r giới hạn thì dự án không được chấp nhận.

Ngoài các chỉ tiêu trên, cán bộ thẩm định tính các chỉ tiêu hiệu quả khác: điểm hoà vốn, thời gian thu hồi vốn đầu tư, …nhằm đánh giá toàn diện, sâu sắc, chính xác hiệu quả của dự án khi đi vào hoạt động.

(5). Tính toán mức cho vay, thời hạn vay, trả nợ và khả năng trả nợ của dự án: Mức cho vay = Tổng nhu cầu vốn - Vốn tự có của - Vốn khác của dự án chủ đầu tư tham gia (nếu có)

Thời hạn cho vay = Thời gian xây dựng cơ bản + Thời gian trả nợ Thời hạn trả nợ =

Căn cứ vào từng nguồn vốn cụ thể về số tiền, thời hạn, lãi suất, ân hạn, phân kỳ trả nợ để đưa ra kế hoạch trả nợ vốn vay của dự án. Từ kế hoạch trả nợ vốn vay và khả năng tích lũy của dự án (tính trên cơ sở khấu hao và lãi ròng), cán bộ thẩm định đánh giá và phân tích khả năng trả nợ vốn vay ngân hàng của dự án.

Đây là nội dung thẩm định quan trọng và được thực hiện một cách rất khoa học và toàn diện, kết quả thẩm định đã thực sự góp phần quyết định tới quyết định cho vay vốn củ ngân hàng đối với dự án tại BIDV Hai Bà Trưng.

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định các dự án xây dựng công nghiệp tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Hai Bà Trưng. Thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w