Nâng cao trình độ nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định các dự án xây dựng công nghiệp tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Hai Bà Trưng. Thực trạng và giải pháp (Trang 90 - 92)

TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG

2.2.4Nâng cao trình độ nguồn nhân lực

Con người là nhân tố trung tâm, chi phối, quyết định đến hoạt động thẩm định dự án. Vậy nên, để nâng cao chất lượng, hiệu quả thẩm định, đầu tiên, Ngân hàng phải nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định cả về năng lực,kĩ năng, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp.

Yêu cầu mỗi cán bộ thẩm định phải thường xuyên tự mình nghiên cứu, học tập, nắm vững và thực hiện đúng các quy định liên quan, đồng thời phải không ngừng nâng cao năng lực công tác, đúc kết kinh nghiệm. Đội ngũ cán bộ thẩm định phải luôn tự tu dưỡng về phẩm chất, đạo đức và nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công việc.

Trong mọi vấn đề, con người luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành công hay thất bại của bất cứ hoạt động nào.. Do đó, Ngân hàng quan tâm nhiều hơn đến việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ trong công tác. Cùng với đó phải căn cứ vào kết quả công tác của mỗi cán bộ để có chế độ đãi ngộ, chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích tinh thần trách nhiệm, ý thức vươn lên và tự hoàn thiện bản thân của mỗi cán bộ làm công tác thẩm định.

Trong vấn đề đào tạo, nâng cao đội ngũ cán bộ thẩm định, ngân hàng đưa ra những chính sách cụ thể như: Tạo điều kiện cho các cán bộ thẩm định tham dự các buổi hội thảo, khuyến khích các cán bộ thẩm định đi học để nâng cao kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn, bồi dưỡng kiến thức mới cho công tác thẩm định, thương thảo hợp đồng… do ngân hàng cấp trên tổ chức. Đối với những nội dung thẩm định mới phát sinh mà các cán bộ chưa có kinh nghiệm hoặc không có kiến thức chuyên sâu, ngân hàng nên thuê chuyên gia giúp cán bộ thẩm định hoàn thành công việc, đồng thời có thể đào tạo giúp cán bộ thẩm định hiểu biết thêm về khía cạnh đó, nhằm phục vụ cho việc thẩm định trong tương lai.

Ngân hàng cũng kịp thời có những chính sách hỗ trợ, động viên,khuyến khích cả về vật chất và tinh thần đối với cán bộ thẩm định đạt thành tích xuất sắc nhằm khuyến khích tinh thần trách nhiệm làm việc, đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân.

Bên cạnh chính sách khen thưởng, động viên khuyến khích, ngân hàng cũng có những hình thức kỷ luật, xử lý nghiêm khắc đối với những sai phạm do cán bộ làm việc không nghiêm túc, thiếu trách nhiệm dẫn đến rủi ro, gây thất thoát tài sản của ngân hàng.

Ngoài ra, ngân hàng cũng phải thường xuyên định kì kiểm tra về trình độ kết hợp với chất lượng xử lý công việc của đội ngũ cán bộ thẩm định nhằm xem xét, đánh giá, phân loại cán bộ. Thực hiện thuyên chuyển những cán bộ thẩm định không đáp ứng được yêu cầu công việc sang làm công việc khác hoặc xa thải khỏi ngân hàng. Bố trí các cán bộ có trình độ, năng lực, tinh thần trách nhiệm cao vào các vị trí quan trọng, phù hợp hơn để phát huy hơn nữa thế mạnh bản thân.

Hàng năm, ngân hàng nên tổ chức tổng kết, đánh giá để rút kinh nghiệm nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả của đội ngũ cán bộ thẩm định ở những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định các dự án xây dựng công nghiệp tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Hai Bà Trưng. Thực trạng và giải pháp (Trang 90 - 92)