TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG
2.2.3 Giải pháp hoàn thiện nội dung thẩm định
Nội dung thẩm định dự án là cơ sở quan trọng mang tính quyết định để đưa ra những đánh giá, nhận xét có độ chính xác, hiệu quả cao. Nội dung thẩm định dự án mang tính toàn diện, khách quan, chuẩn xác góp phần đáp ứng yêu cầu đặt ra cho công tác thẩm định dự án. Ngược lại, nếu nội dung thẩm định thiếu sót, sơ sài, các đánh giá đưa ra không có căn cứ thì chất lượng, hiệu quả thẩm định dự án không bảo đảm, ảnh hưởng xấu đến quyết định cho vay vốn đối với dự án. Do đó, việc ngân hàng không ngừng hoàn thiện, cụ thể hóa các nội dung thẩm định theo hướng ngày càng chi tiết, đòi hỏi cán bộ thẩm đinh ngày càng đi sâu vào nhiều khía cạnh dự án là cần thiết.
Trong quá trình thẩm định khách hàng, cán bộ thẩm định không nên chỉ chú trọng vào nhận xét, đánh giá kết quả một chỉ số cụ thể mà có sự bao quát về tất cả các chỉ số và hiểu về mối liên hệ giữa các chỉ số để việc đánh nhận xét, đánh giá được khách quan, chính xác và toàn diện.
Đối với các dự án xây dựng công nghiệp, cán bộ thẩm định đặc biệt chú ý hơn tới tổng mức đầu tư và tiến độ cũng như chất lượng công trình , việc triển khai sử dụng vốn,… trong từng giai đoạn. Nhưng trong thực tế hiện nay, đa số các số liệu để thẩm định nội dung này là số liệu do khách hàng cung cấp, đặc biệt là tổng vốn đầu tư. Do đó, ngân hàng nghiên cứu để đưa ra một khung thống nhất về các vấn đề tổng mức vốn đầu tư của dự án nhằm tạo ra sự đồng nhất cho các cán bộ thẩm định. Đối với vốn xây lắp thì việc tính toán tổng mức đầu tư thường được ước tính dựa trên cơ sở khối lượng xây dựng phải thực hiện và đơn giá xây lắp tổng hợp. Nên khi kiểm tra, cán bộ thẩm định chú ý kiểm tra những công việc không nằm trong thành phần chi phí xây lắp, những công việc có tính chất trùng lặp, kiểm tra sự đúng đắn, tính hiện hành của các định mức, đánh giá mà dự án sử dụng.
Bên cạnh đó, trong quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định vẫn còn coi nhẹ việc đánh giá lại chi phí và doanh thu của dự án. Mà đây lại là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả dự án khi đi vào hoạt động từ đó ảnh hướng tới khả năng trả nợ vốn vay của dự án. Chi phí và doanh mà ngân hàng sử dụng để thẩm định chủ yếu là do khách hàng cung cấp mang tính có lợi cho khách hàng trong việc xin vay vốn. Vậy nên ngân hàng nên tổ chức, tạo điều kiện cho cán bộ tham gia các chương trình đào tạo cán bộ trong công tác thẩm định thị trường. Cùng với đó, ngân hàng có thể thuê các tổ chức hỗ trợ bên ngoài, cán bộ chuyên môn, thực hiện phân tích cung cầu thị trường trên những phần mềm chuyên biệt. Tham khảo ý kiến của chuyên gia trong khi thẩm định các nội dung mới, đòi hỏi chuyên môn sâu chứ không chỉ là sự phân tích của các nhân cán bộ thẩm định.
Việc tính toán các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án có biện bắt buộc, yêu cầu cán bộ thẩm định phải thực hiện theo đúng quy định, thẩm định đủ số chỉ tiêu đã quy định với chất lượng cao, không chỉ sơ sài, qua loa cho có. Đặc biệt khi phân tích độ nhạy, cán bộ thẩm định cũng phân tích hiệu quả của dự án khi nhiều yếu tố liên quan thay đổi.
Khi thẩm định hiệu quả của dự án, ngân hàng chủ yếu là xác định các chỉ tiêu NPV, IRR, thời gian hoàn vốn đầu tư, thời gian hoàn vốn vay. Đây là các chỉ tiêu cơ bản để xác định hiệu quả tài chính của dự án. Tuy nhiên, chi nhánh nên tính toán thêm các chỉ tiêu khác như:
- Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó, doanh thu của dự án vừa đủ bù bù đắp các khoản chi phí bỏ ra. Tại điểm hoà vốn, tổng doanh thu bằng tổng chi phí, tại đây, dự án chưa có lãi cũng không bị lỗ. Việc tính toán điểm hoà vốn cho biết khối lượng sản phẩm hoặc mức doanh thu thấp nhất mà dự án đạt được để đảm bảo bù đắp được chi phí bỏ ra.
- Chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án (DSCR)
Chỉ số này được tính trên cơ sở so sánh gữa nguồn trả nợ hàng năm từ dự án với nợ phải trả (gốc và lãi) theo kế hoạch trả nợ.
DSCR =
Chỉ tiêu này thường được so sánh với 1. Nếu DSCRt > 1 dự án đảm bảo khả năng hoàn trả nợ vay như dự kiến tính toán.
Ngoài ra, ngân hàng cũng chú trọng vào việc phân tích khía cạnh khác của dự án: khía cạnh môi trường, khía cạnh kinh tế xã hội. Tuỳ theo đặc điểm và yêu cầu cụ thể của từng dự án, cán bộ thẩm định xác định các chỉ tiêu khác như: khả năng tái tạo ngoại tệ, khả năng tạo công ăn việc làm, khả năng đổi mới công nghệ, đào tạo nhân lực…
Khi tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án, cán bộ thẩm định chú trọng việc xác định lãi suất chiết khấu của dự án, vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả tính toán của các chỉ tiêu hiệu quả. Thông thường, lãi suất chiết khấu được xác định dựa trên chi phí cơ hội của vốn và phương pháp bình quân gia quyền mà quyền số là tỷ trọng của các nguồn vốn khác nhau mà dự án sử dụng. Vì vậy, để xác định được mức lãi suất chiết khấu thích hợp và chính xác nhất, cán bộ thẩm định thu thập được thông tin đầy đủ về các khoản vay, các nguồn tài trợ cho dự án. Ngoài ra cũng chú ý đến những yếu tố ảnh hưởng cụ thể và phổ biến tới lãi suất chiết khấu của dự án như: tỷ lệ trượt giá, tỷ lệ trích lợi nhuận của các thành viên góp vốn đầu tư, sự thay đổi tỷ giá…Ngân hàng nên nghiên cứu phương pháp tính lãi suất chiết khấu biến đổi, có tính đến sự biến động của những yếu tố này để việc tính toán lãi suất chiết khấu được chính xác hơn. Đảm bảo hiệu quả trong thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả