Nguyên nhân chủ quan.

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định các dự án xây dựng công nghiệp tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Hai Bà Trưng. Thực trạng và giải pháp (Trang 79 - 81)

d. Thẩm định dòng tiền của dự án

1.4.3.1Nguyên nhân chủ quan.

Hiện nay ngân hàng áp dụng chung cho mọi loại dự án một quy trình thẩm định, vẫn chưa có một quy trình thẩm định cụ thể đối với các dự án xây dựng công nghiệp. Trong khi nền kinh tế Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, số lượng các dự án xaayd ựng công nghiệp ngày càng nhiều, cùng với đó nhu cầu vay vốn cho các dự án xây dựng công nghiệp ngày càng tăng, việc áp dụng một quy trình thẩm định chung hạn chế năng lực thẩm định của cán bộ thẩm định.

Nguyên nhân từ đội ngũ cán bộ thẩm định

- Đội ngũ cán bộ thẩm định của BIDV Chi nhánh Hai Bà Trưng còn hạn chế cả về số lượng và trình độ chuyên môn và chưa có kinh nghiệm trong việc thẩm định, đặc biệt đối với các dự án lớn, phức tạp. Trình độ cán bộ thẩm định còn có hạn, chưa bao quát được hết các khía cạnh của một dự án, đặc biệt là khía cạnh kỹ thuật. Nhiều nội dung thẩm định, cán bộ thẩm định còn lúng túng, chưa nắm bắt chặt chẽ quy trình, nhưng lại chưa chủ động trong việc mời chuyên gia, các ý kiến đánh giá còn chủ quan, chưa chính xác.

- Ngân hàng vẫn ít có sự phân công cán bộ thẩm định theo từng ngành nghề, từng lĩnh vực. Việc phân công một cán bộ thẩm định nhiều loại dự án khác nhau khó có thể giúp cho cán bộ thẩm định tích luỹ được những kiến thức chuyên ngành. Mà dự án xây dựng công nghiệp rất cần tới kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành.

Nguyên nhân từ thông tin thẩm định

- Thông tin phục vụ cho công tác thẩm định chủ yếu là từ hồ sơ vay vốn do đó mà kết quả thẩm định còn thiếu tính khách quan. Ngoài hồ sơ vay vốn, cán bộ thẩm định còn thu thập thêm thông tin từ các nguồn thông tin nội bộ BIDV, thông tin internet, báo chí, bạn hàng, tổ chức tín dụng… tuy nhiên, những thông tin này còn mang tính chắp vá, nhiều thông tin còn thiếu chính xác, thông tin chưa bám sát vấn đề.

Từ phía khách hàng:

- Nhiều doanh nghiệp dòng tiền từ hoạt động đầu tư tài chính rất lớn (chủ yếu từ đầu tư chứng khoán và bất động sản), trong khi đó dòng tiền từ hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh lại nhỏ hơn nhiều lần. Kết quả là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn rất tốt, tuy nhiên sẽ khó để đánh giá đâu là năng lực phát triển thực sự của công ty.

- Định hướng, quy hoạch, các kế hoạch phát triển kinh tế của từng ngành, từng địa phương còn chưa được cụ thể, rõ ràng; nhiều chủ trương chỉ đạo của các ngành, địa phương còn chưa đồng bộ, chồng chéo; thiếu tính ổn định trong các quy hoạch dẫn đến khó khăn cho công tác thẩm định, đặc biệt là thẩm định các dự án xây dựng công nghiệp.

- Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngân hàng trong việc cung cấp, trao đổi những thông tin về khách hàng. Vậy nên, trong quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định phải tìm kiếm thông tin về khách hàng từ các nguồn thông tin khác, gây ảnh hưởng tới việc thẩm định các nội dung khác của dự án.

Các cán bộ làm công tác thẩm định chủ yếu được đào tạo từ các trường kinh tế, có kỹ năng đánh giá số liệu tài chính khá tốt, nhưng những kiến thức về khía cạnh công nghệ kỹ thuật của dự án có nhiều hạn chế.

- Do thời gian thẩm định dự án bị giới hạn, cán bộ thẩm định khó có thể thẩm định dự án một cách công phu, chi tiết với đầy đủ các nội dung ở tất cả các dự án, nhất là đối với các dự án lớn, dự án phức tạp.

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định các dự án xây dựng công nghiệp tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Hai Bà Trưng. Thực trạng và giải pháp (Trang 79 - 81)