Đánh giá quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định các dự án xây dựng công nghiệp tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Hai Bà Trưng. Thực trạng và giải pháp (Trang 31 - 34)

Khi tiến hành thẩm định khách hàng, cán bộ tín dụng đánh giá quan hệ tín dụng của khách hàng với các tổ chức tín dụng dựa trên cơ sở phân tích các các khoản vay tín dụng ngắn hạn, trung hạn, bảo lãnh, nợ của khách hàng với các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, quá trình trả các khoản nợ của khách hàng trong quá trình hoạt động. Việc đánh giá không chỉ dừng lại ở tình hình hiện tại mà phải trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của khách hàng.

Đây là nội dung thẩm định trước tiến của Ngân hàng đối với nhu cầu vay vốn của khách hàng, có thể nói nội dung thẩm định này chưa thực sự có tính quyết đinh tới việc cho vay vốn nhưng nó lại là cơ sở là căn cứ để thực hiện những bước thẩm định tiếp theo một cách có cơ sở. Thẩm định khách hàng cũng giúp Ngân hàng xác định dõ dàng, chi tiết được khách hàng, xây dựng những phương pháp chăm sóc khách hàng trong quá trình thẩm định dự án hay trong quá trình hoạt động của ngân hàng và doanh nghiệp trong tương lai. Hoạt động thẩm định này cũng không có những khía cạnh khó trong công tác thẩm định nên các cán bộ thẩm định của BIDV Hai Bà Trưng thường thực hiện trong thời gian rất ngắn và có những kết luận thẩm định chính xác.

Nhận xét : Thẩm định khách hàng Ngân hàng BIDV chi nhánh Hai Bà

Trưng về nội dung đã rất chi tiết và đầy đủ đảm bảo đáp ứng được thông tin về khách hàng. Ngân hàng cũng đã sử dụng phương pháp thẩm định phù hợp trong quá trình thẩm định góp phần tạo nên sự hiệu quả của công tác thẩm định. Đặc biệt đối với dự án xây dựng công nghiệp ngân hàng đã đánh giá được tầm quan trọng của thẩm định khách hàng trong các nội dung tài chính khách hàng gắn với đặc điểm của dự án. Góp phần nhận diện và Ngăn gừa rủi ro ngay từ bước đầu đối với hoạt động cho vay vốn của ngân hàng. Nhưng các nội dung thẩm định khách hàng vay vốn dự án xây dựng công nghiệp vẫn giống với việc vay vốn các dự án khác. Đồng thời trong các nội dung thẩm định tài chính khách hàng ngân hàng vẫn chưa đưa ra chỉ tiêu nào là quan trọng nhất trong các chỉ tiêu đối với dự án xây dựng công nghiệp.

1.2.4.2 Thẩm định dự án

trên mọi khía cạnh. Nhằm đảm bảo an toàn nguồn vốn vay của ngân hàng.

a.Cơ sở pháp lý của dự án

Nội dung này các cán bộ thẩm định sử dụng phương pháp thẩm định theo trình tự và phương pháp so sánh đối chiếu với các nội dung thẩm định.

Bước đầu tiên khi tiến hành thẩm định dự án, ngân hàng tập hợp đầy đủ hồ sơ có liên quan để khẳng định cơ sở pháp lý của dự án và có đủ căn cứ để phân tích, thẩm định dự án.Đặc biệt dự án xây dựng công nghiệp là dự án liên quan tới nhiều lĩnh vực xã hội, nhiều khía cạnh pháp lý vậy nên cần có rất nhiều thủ tục cần xin cấp phép, có rất nhiều điều kiện để thực hiện xây dựng. Nếu thiếu bất kì một giấy phép hay quyết định nào thì dự án cũng không thể thực hiện hoặc trong quá trình thực hiện sẽ bị gián đoạn. Vậy nên số lượng hồ sơ liên quan tới dự án là nhiều và đa dạng về linh vực. Yêu cầu nội dụng thẩm định phải chi tiết đầy đủ và liên tục được bổ xung, đồng thời cán bộ thẩm định phải cẩn thận, chi tiết trong quá trình thẩm định. BIDV Hai Bà Trưng đã xây dựng nội dung thẩm định gồm các nội dung sau :

- Quyết định đầu tư, cho phép đầu tư hoặc giấy phép đầu tư của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Luận chứng kinh tế kỹ thuật và phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Thiết kế kỹ thuật sơ bộ, chi tiết và tổng dự toán đã được phê duyệt.

- Ý kiến của cơ quan quản lý ngành, cơ quan chuyên môn, chính quyền sở tại và của Chính phủ về dự án nếu có.

- Quyết định của Hội đồng quản trị, sáng lập viên,… về việc đầu tư dự án.

- Các hồ sơ có liên quan khác: + Giấy phép xây dựng.

+ Quyết định giao đất, hợp đồng thuê đất để thực hiện dự án.

+ Văn bản chấp thuận của Sở tài nguyên môi trường nhà đất xác nhận đạt tiêu chuẩn môi trường của dự án.

+ Hợp đồng nhập khẩu thiết bị, giấy phép của Bộ Thương mại (đối với trường hợp phải sử dụng thiết bị nước ngoài).

+ Báo cáo nghiên cứu về khối lượng và chất lượng của các nguồn nguyên liệu cho dự án khai thác trong tự nhiên, giấy phép khai thác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

+ Kết quả đấu thầu hoặc chỉ định thầu về toàn bộ khối lượng xây lắp theo quy định, kèm theo các hợp đồng đã ký với các bên trúng thầu như: Hợp đồng xây dựng, hợp đồng chế tạo thiết bị trong nước…

Đối với các dự án xây dựng công nghiệp, do cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, vật kiến trúc của dự án hoạt động ngay tại nơi dự án được thực hiện. Vậy nên, cán bộ thẩm định chú ý khi xem xét hồ sơ pháp lý của dự án, để đảm bảo dự án được xây dựng đúng với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của địa phương nơi thực hiện dự án. Tránh tình trạng dự án đi vào hoạt động một thời gian lại bị ngừng hoạt động.

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định các dự án xây dựng công nghiệp tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Hai Bà Trưng. Thực trạng và giải pháp (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w