Giải pháp về quy trình tổ chức thẩm định

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định các dự án xây dựng công nghiệp tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Hai Bà Trưng. Thực trạng và giải pháp (Trang 84 - 86)

TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG

2.2.1 Giải pháp về quy trình tổ chức thẩm định

Trong từng ngành, lĩnh vực khác nhau, các dự án đầu tư lại có nhiều nội dung, đặc điểm, khác nhau trên nhiều phương diện, khía cạnh: nguyên vật liệu đầu vào, công nghệ, sản phẩm, quy mô đầu tư, thị trường tiêu thụ, mức độ hiệu quả và rủi ro… Vậy nên, quy trình thẩm định phải được xem xét một cách hợp lý cho từng loại hình dự án. Ngân hàng áp dụng một quy trình thẩm định chung đối với tất cả các loại dự án dẫn đến tình trạng thủ tục phức tạp, kéo dài thời gian không cần thiết đối với các dự án quy mô nhỏ, tính chất đơn giản có nhu cầu vay vốn trong thời gian ngắn; Nhưng lại là vội vàng và thẩm định mang tính hình thức trong nhiều nội dung đối với các dự án quy mô lớn, phức tạp, dẫn đến rủi ro cho vốn vay của ngân hàng. Có thể thấy, thẩm định một dự án xây dựng công nghiệp không thể yêu cầu quy trình giống hoàn toàn với một dự án thương mại dịch vụ vì đây là các dự án khác nhau về tính chất hoạt động, trình độ công nghệ, may móc kĩ thuật, nội dung hoạt động của dự án, mức độ đầy đủ của các thông tin có liên quan đến rủi ro. Do đó, ngân hàng xây dựng quy trình thẩm định riêng cho từng loại dự án, đặc biệt là những dự án xây dựng công nghiệp vì đây là những dự án có đặc thù riêng biệt và nhu cầu vay vốn tại ngân hàng gia tăng không ngừng cả về số lượng và quy mô vốn vay. Việc xây dựng quy trình thẩm định thực hiện theo hướng linh hoạt, hiệu quả, trên nên tàng quy trình thẩm định chung hiện tại.

Hơn nữa, để hạn chế rủi ro cho ngân hàng thì việc thường xuyên cập nhật, hoàn thiện quy trình thẩm định dự án là một công việc cần thiết đối với mỗi ngân hàng.

Ngoài việc hoàn thiện quy trình thẩm định dự án, Ngân hàng phải chú trọng tới hoàn thiện tổ chức thực hiện dự án. Công tác tổ chức thực hiện dự án hiện tại của ngân hàng còn chưa có sự chuyên môn hóa, đây là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác thẩm định. Để thực hiện tốt quá trình chuyên môn hóa hoạt động thẩm định, nâng cao chất lượng hiệu quả thẩm định, ngân hàng đặc biệt quan tâm đến việc tổ chức, quản lý điều hành công tác thẩm định. Theo đó, việc tổ chức, quản lý điều hành công tác thẩm định cần được chú trọng với quy trình thẩm định chặt chẽ nhưng cũng linh hoạt đối với các dự án thuộc các ngành, lĩnh vực khác nhau. Các dự án nói chung và các dự án xây dựng vay vốn tại Ngân hàng BIDV nói riêng có quy mô, tính chất khác nhau. Vậy nên, việc bổ nhiệm, phân công cán bộ phải dựa vào khả năng, thực lực của mỗi cán bộ; đồng thời, phải cùng hợp tác giúp đỡ nhau để phát huy trình độ, kinh nghiệm cũng như thế mạnh của từng cán bộ nhằm tạo ra sức mạnh của tổ chức thẩm định để đạt được hiệu quả cao nhất trong công tác thẩm định. Phân công công tác thẩm định phải gắn chặt với trách nhiệm của mỗi cán bộ thẩm định và kết quả công việc được giao trong mỗi dự án mà cán bộ đảm nhiệm. Ngân hàng nên quy định cụ thể, chi tiết về trách nhiệm cũng như quyền lợi của cán bộ đối với kết quả công việc thẩm định của bản thân. Đề cao cơ chế tự chịu trách nhiệm với công việc giúp nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ thẩm định.

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định các dự án xây dựng công nghiệp tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Hai Bà Trưng. Thực trạng và giải pháp (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w