Để thực hiện được việc thẩm định tài chính khách hàng ngân hàng BIDV Hai Bà Trưng thực hiện kết hợp các phương pháp tính độ nhạy, quán triệt rủi ro và phương pháp dự báo. Các phương pháp sử dụng có sự kết hợp nhằm đạt được yêu cầu thẩm định trong từng nội dung.
Thẩm định tài chính khách hàng cung cấp cho các cán bộ thẩm định về tình hình tài chính của khách hàng, cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh trong suốt quá trình hoạt động như cơ sở để nhìn nhận về hoạt động của khách hàng trong tương lai, cũng như tại chính dự án vay vốn. Nó còn cho biết về khả năng tài chính của khách hàng đối với dự án, như khả năng tự cung cấp vốn, khả năng huy động vốn, khả năng thu hồi vốn… Dự án xây dựng công nghiệp có nhu cầu vay vốn lớn và thời gian vay vốn là kéo dài nên khách hàng vay vốn có mức rủi ro về tài chính là cao hơn với khách hàng vay vốn khác.Vậy nên thẩm định khả năng tài chính của khách hàng là yêu cầu quan trọng nhất trong thẩm định khách hàng vì nó đảm bảo khả năng hoàn vốn của khách hàng là cơ sở quan trọng khi quyết định cho vay vốn của ngân hàng. Việc đánh giá năng lực tài chính của khách hàng dựa trên các nguồn thông tin liên quan đến tài chính của khách hàng được quy định tại ngân hàng BIDV Hai Bà Trưng gồm các nội dung sau :
* Danh mục hồ sơ về tài chính của Khách hàng:
Để tiến hành công tác thẩm định tài chính dự án tại BIDV Hai Bà Trưng, CBTĐ yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu sau:
1. Báo cáo tài chính tối thiểu 03 năm gần nhất và quý gần nhất.
2. Quy chế phân cấp quản lý tài chính đối với doanh nghiệp có phân cấp. 3. Kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính trong năm kế hoạch. 4. Bảng kê công nợ các loại tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng trong và ngoài nước.
5. Bảng kê các khoản phải thu, phải trả.
6. Phương án sản xuất kinh doanh/ Kế hoạch sản xuất kinh doanh; Phương án/dự án vay vốn; Văn bản phê duyệt Phương án/Dự án vay vốn của cấp có thẩm quyền.
7. Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính, tình hình đã vay nợ ở các tổ chức tín dụng, các tổ chức, cá nhân khác và các nguồn thu nhập để trả nợ.
8. Các Hợp đồng dân sự, thương mại (về hàng hoá, xuất nhập khẩu, dịch vụ....) 9. Danh mục hồ sơ bảo đảm tiền vay.
Ngoài ra, trong khi thẩm định khả năng tài chính của khách hàng, cán bộ thẩm định có thể tham khảo thêm các tài liệu từ các nguồn khác, như:
- Từ hệ thống CIC của NHNN Việt Nam
- Từ các nguồn thông tin tài chính, thông tin phi tài chính khác - Từ hệ thống Thông tin phòng ngừa rủi ro của Ngân hàng BIDV - Các dự án vay vốn có cùng đặc điểm tài chính đã thực hiện trước đó. + Nội dung đánh giá tài chính khách hàng:
(1). Đánh giá tổng quát tình hình tài chính của khách hàng thông qua thẩm định: tổng nguồn vốn, nguồn vốn chủ sở hữu, cơ cấu nguồn vốn.
Việc đánh giá này phải đưa ra nhận xét về đảm bảo hay không đảm bảo đối với các vấn đề: đủ vốn pháp định, việc tăng, giảm vốn chủ sở hữu có phù hợp không. Đối chiếu sự tăng, giảm vốn chủ sở hữu với sự tăng, giảm vốn vay.
Ngoài ra, cán bộ thẩm định cũng phải đánh giá tình hình công nợ, các nghĩa vụ khác của khách hàng, có nhận xét về sự phù hợp hay không phù hợp về những khoản nợ phải thu và khoản nợ phải trả. Trong đó, đặc biệt chú ý đến các khoản phải thu khó đòi.
(2). Xem xét doanh thu bằng cách so sánh doanh thu kỳ kế hoạch so với kỳ trước, năm trước; tìm hiểu và có nhận xét về nguyên nhân tăng, giảm doanh thu; đối chiếu sự tăng giảm doanh thu với sự tăng giảm doanh số cho vay và doanh số nợ.
(3). Phân tích các hệ số tài chính: Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời
- Hệ số sinh lời của tài sản (ROA)
Hệ số sinh lời tài sản (ROA) cho biết một đồng tài sản cho lợi nhuận sau thời gian kinh doanh là bao nhiêu. Hệ số này càng cao càng tốt và ngược lại.
- Hệ số sinh lời doanh thu
Hệ số sinh lời doanh thu phản ánh số lợi nhuận thu được từ một đồng doanh thu bán hàng, cho biết năng lực cạnh tranh, kinh doanh của doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận. Khả năng phát triển thị phần của doanh nghiệp trong tương lai. Hệ số này cao hay thấp phụ thuộc vào chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
- Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)
Hệ số này cho biết mức lợi nhuận đạt được trên một đồng vốn chủ sơ hữu. Hay nói cách khác, hệ số này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hệ số này càng cao càng tốt và ít nhất phải cao hơn lãi suất vay bình quân trong kỳ. Tuy nhiên, lưu ý trong trường hợp khách hàng có hệ số này quá cao, nhưng lại tiềm ẩn rủi ro lớn.
* Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán:
Hệ số thanh toán nhanh thể hiện khả năng thanh toán về tiền mặt và các loại tài sản dễ dàng chuyển ngay thành tiền để thanh toán cho các khoản nợ đến hạn thanh toán. Hệ số này phụ thuộc vào từng ngành nghề sản xuất, kinh doanh cũng như từng giai đoạn trong chu kì kinh doanh, cũng như giai đoạn trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Nhưng thường biến động từ 0,5 đến 1 là có thể đảm bảo được khả năng thanh toán, dưới 0,5 sẽ có khó khăn trong thanh toán của doanh nghiệp.
- Hệ số thanh toán ngắn hạn
Hệ số thanh toán ngắn hạn biểu hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa tài sản lưu động với các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này phản ánh mức độ đảm bảo của tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn. Nếu hệ số thanh toán ngắn hạn nhỏ hơn 1 thì khả năng thanh toán của khách hàng không đảm bảo.
* Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính
- Hệ số tự tài trợ
Hệ số tự tài trợ thể hiện khả năng tự chủ tài chính và tính ổn định tài chính dài hạn của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Đối với ngân hàng, tỷ suất này của khách hàng càng cao càng tốt. Khi hệ số này thấp thể hiện khả năng tự chủ tài chính của khách hàng thấp và gặp nhiều khó khăn, rủi ro trong kinh doanh. Vậy nên tối thiểu phải 30% mới gọi là có khả năng tự chủ tài chính đảm bảo yêu cầu đối với hệ số này.
Hệ số này phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận để trả lãi của khách hàng. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng trả lãi vay của khách hàng càng cao. Đảm bảo an toàn nguồn vốn cho vay của ngân hàng.
- Hệ số nợ phải trả
Hệ số nợ phải trả cho biết sự góp vốn của chủ sở hữu so với số nợ vay. Hệ số này có giá trị thay đổi và thường phụ thuộc vào chu kì kinh doanh và quá trình phát triển của doanh nghiệp. Nhưng trong hoạt động thẩm định hệ số này càng nhỏ càng tốt.
- Hệ số nợ vốn cổ phần
Phản ánh quan hệ giữa tài sản được tài trợ bằng nguồn vốn nợ bên ngoài và nguồn vốn được tài trợ bằng vốn tự có. Hệ số này càng thấp càng an toàn cho bên ngân hàng cho vay.
Kết thúc thẩm định tài chính khách hàng, ngân hàng có thể đảm bảo về việc nắm bắt tình hình tài chính của khách hàng trong giai đoạn trước và thời điểm vay vốn.