0
Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 36 -40 )

BIDV Hai Bà Trưng thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án được tiến hành đánh giá theo phương pháp đối chiếu các chỉ tiêu và phương pháp theo trình tự trong các nội dung.

Dự án xây dựng công nghiệp thường đòi hỏi chuyên môn về quy trình công nghệ, cơ khí, tự động hóa, an toàn ở mức độ cao. Mà khía cạnh kĩ thuật của dự án quyết định tới chất lượng sản phẩm dịch vụ, quyết định tới thời gian hoạt động sử dụng của dự án, mức độ an toàn lao động trong quá trình thực hiện, hoạt động... Vậy nên khi thẩm định các dự án xây dựng công nghiệp, cán bộ thẩm định phải chú ý tập trung đánh giá sự phù hợp của công nghệ, thiết bị mà dự án lựa chọn, các giải pháp kiến trúc, kết cấu sao cho phù hợp với mục đích, yêu cầu sản xuất, kinh doanh của dự án. Đối với dự án xây dựng công nghiệp BIDV Hai Bà Trưng thường thuê chuyên gia thẩm định để đảm bảo chất lượng công tác thẩm định và giảm thiểu mức độ rủi ro trong quá trình hoạt động cho vay vốn.

sửa đổi ngày 15/06/2004.

- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11.

- Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 có hiệu lực từ 01/07/2006. - Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 có hiệu lực từ 01/04/2006.

- Nghị định 52/1999/NĐ-CP về quản lý đầu tư xây dựng công trình

- Nghị định 12/2000/NĐ-CP bổ sung sửa đổi một số điều của Nghị định 52. - Nghị định 07/2003/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 12. - Nghị định 16/2005/NĐ-CP về Quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình. - Nghị định 112/2006/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung Nghị định 16.

- Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 về hướng dẫn thực hiện Luật Đầu tư.

- Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về sửa đổi bổ sung Nghị định 16 và Nghị định 112.

- Nghị định 83/2013/NĐ-CP ngày 22/07/2013 Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật quản lý thuế và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật quản lý thuế

- Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2007 về Quản lý chi phí xây dựng công trình.

- Thông tư 04/2004/TT-BKH ngày 17/6/2003 về hướng dẫn thẩm tra, thẩm định dự án.

- Thông tư 03/2009/TT-BXD ngày 26/03/2009 Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định 12.

- Thông tư 05-BXD ngày 25/07/2007 về hướng dẫn thi hành Nghị định 99. - Văn bản công bố chỉ số giá xây dựng 1601/BXD-VP ngày 25/07/2007 - Suất vốn đầu tư xây dựng công trình 2007.

- Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001.

- Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/6/2006 v/v ban hành quy chế bảo lãnh ngân hàng.

- Quy định số 3999/QĐ-QLTD1 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ngày 14/07/2009 về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng

đối với khách hàng là doanh nghiệp.

Địa điểm và mặt bằng xây dựng dự án. - Phương án xây dựng.

- Mức độ phù hợp của dây truyền công nghệ, thiết bị sản xuất sản phẩm dịch vụ mà dự án lựa chọn.

- Nguồn cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào khác cho quá trinh hoạt động của dự án.

- Mức độ ảnh hưởng của dự án đến môi trường trên địa bàn dự án hoạt động. (1). Xem xét việc lựa chọn địa điểm và mặt bằng xây dựng dự án

Dự án xây dựng công nghiệp thường có quy mô lớn, ảnh hưởng rộng tơi khu vực hoạt động trên mọi mặt kinh tế xã hội. Đồng thời dự án cũng chịu ảnh hưởng bởi môi trường kinh tế xã hội, tự nhiên tại khu vực đặt dự án. Vậy nên khi thẩm định khía cạnh này, cán bộ thẩm định tập trung chú ý:

- Đánh giá sự phù hợp quy hoạch của địa điểm: Quy hoạch thể hiện tầm nhìn của nhà nước về khu vực trên mọi khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường… nó như một gợi ý phát triển của các dự án, phù hợp với quy hoạch đảm bảo cho sự phát triển thuận lợi, còn đi ngược với quy hoạch thì gặp nhiều khó khăn gặp nhiều rủi ro trong hoạt động. Vậy nên cán bộ thẩm định phải xem xét dự án được xây dựng tại các địa điểm được quy hoạch phù hợp với đặc điểm tính chất hay không.

- Xem xét tính kinh tế của địa điểm như: địa điểm xây dựng có gần nguồn cung cấp nguyên vật liệu sản xuất, thuận tiện cho việc tiêu thụ sản phẩm, địa điểm xây dựng có tận dụng được các cơ sở hạ tầng kỹ thuật sẵn có trong vùng không, địa bàn thực hiện dự án có được khuyến khích đầu tư, việc xử lý chất thải có gần tuyến thải cho phép không…

(2). Phân tích đánh giá về phương án xây dựng - Đánh giá về thiết kế sơ bộ, thiết kế chi tiết dự án. - Giải pháp kiến trúc xây dựng dự án.

- Giải pháp kết cấu giữa các công trình xây dựng của dự án.

(4). Nguồn cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào khác cho quá trình hoạt động của dự án.

- Xác định những nguyên nhiên vật liệu chính, cùng yêu cầu chất lượng đối với từng nguyên liệu cho dự án.

- Đánh giá các nguồn và khả năng cung cấp nguyên, nhiên, vật liệu theo yêu cầu của dự án trong từng giai đoạn phát triển.

- Đánh giá về tình hình nguôn nhân lực cũng như khả năng cung cấp lao động cho dự án.

(3). Mức độ phù hợp của dây truyền công nghệ, thiết bị sản xuất sản phẩm dịch vụ mà dự án lựa chọn.

Việc xem xét này dựa trên các đánh giá của các cơ quan quản lý ngành, kết luận của Hội đồng thẩm định cấp Nhà nước hoặc cấp Bộ, Tỉnh. Dựa vào tài liệu của dự án, tham khảo các dự án cùng loại đã và đang thực hiện, cán bộ thẩm định tiến hành xem xét, đưa ra nhận xét về:

- Mức độ hiện đại, tính đồng bộ của công nghệ, thời gian sử dụng của công nghệ. - Sự phù hợp của công nghệ với điều kiện tự nhiên nơi hoạt động và các yêu cầu kĩ thuật sản xuất sản phẩm dịch vụ.

(5). Thẩm định ảnh hưởng của dự án đến môi trường

Do đặc điêm, các dự án xây dựng công nghiệp khi đi vào giai đoạn vận hành, khai thác thường gây ảnh hưởng ít nhiều đến môi trường như: chất thải, khói bụi, tiếng ồn… Mà vấn đề môi trường đang ngày càng được quan tâm trong xã hội. Nên những ảnh hưởng này của dự án đến môi trường có thể làm cho dự án không được thực hiện hoặc thực hiện không như dự kiến, từ đó ảnh hưởng tới khả năng thu hồi vốn của dự án cũng như của ngân hàng. Do đó, khi thẩm định, cán bộ thẩm định cũng phải đánh giá kỹ các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường của dự án, từ đó đánh giá các giải pháp khác phục ngay từ ngày đầu xây dựng nhằm bảo đảm môi trường.

Thẩm định khía cạnh kỹ thuật là một trong những nội dung quan trọng nhất của dự án nhưng lại rất khó thẩm định. Mà cán bộ thẩm định của ngân hàng thường không có chuyên môn trong vấn đề nên gặp rất nhiều khó khăn khi thẩm định các nội dung trên. Vậy nên, quá trình thẩm định chú ý kết hợp giữa ý kiến của các cơ quan chuyên môn, kinh nghiệm của các bộ thẩm định, thực trạng của các dự án tương tự, tính chất, quy mô của dự án đang xem xét. Ngân hàng cũng thuê các chuyên gia kĩ thuật, các tổ chức chuyên thẩm định kĩ thuật thẩm định các nội dụng khó.

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 36 -40 )

×