Tình hình hoạt động cho vay cá nhân của ACB từ năm 2010-2012

Một phần của tài liệu NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHO VAY CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (Trang 43 - 47)

2012

2.1.2.1 Dƣ nợ cho vay cá nhân

Bảng 2.1: Dƣ nợ cho vay KHCN tại ACB từ năm 2010 - 2012 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Tổng dƣ nợ 87.195.105 102.809.156 102.814.848 1,18 1,00 Dƣ nợ cho vay cá nhân 35.899.171 35.980.172 44.228.153 1,00 1,23 Tỷ lệ 41,17% 35,00% 43,02%

(Nguồn: Báo cáo tài chính và Báo cáo nội bộ năm 2010 - 2012 của ACB) Nhìn vào bảng trên ta thấy, tổng dư nợ cho vay của ACB tăng trưởng qua các năm, trong năm 2010 tổng dư nợ là 87.195.105 triệu đồng, đến năm 2011 tổng dư nợ cho vay đã tăng gấp 1,18 lần so với năm 2010, trong đó dư nợ vay cá nhân chiếm từ 35% đến 43,02% tổng dư nợ. Dư nợ vay cá nhân của ACB tương đối đồng đều qua các năm. Đến năm 2012, do tình hình biến động, ACB gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn cũng như cho vay, tuy nhiên vẫn giữ được mức dư nợ cho vay tương đương năm 2011 (dư nợ: 102.814.848 triệu đồng), trong đó dư nợ cho vay cá nhân tăng gấp 1,23 lần so với năm 2011, tỷ trọng so với tổng dư nợ tăng lên 43,02%. Trong tình hình kinh tế có nhiều biến động, ngành ngân hàng nói chung và ACB gặp nhiều khó khăn, việc phát triển và chăm sóc khách hàng vay cá nhân cần phải phát huy hiệu quả hơn nữa, từ đó, ngân hàng mới có thể phát triển tín dụng, sử dụng vốn huy động một cách hiệu quả nhất, mang lại lợi nhuận tốt nhất cho ngân hàng.

2.1.2.2 Mức độ sử dụng vốn

Đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay tại ngân hàng. Mức độ sử dụng vốn = (Dư nợ/vốn huy động)*100

Bảng 2.2: Mức độ sử dụng vốn của ACB

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Tổng dƣ nợ 87.195.105 102.809.156 102.814.848

Dƣ nợ cho vay cá nhân 35.899.171 35.980.172 44.228.153

Vốn huy động 106.936.611 142.218.091 125.233.595

Mức độ sử dụng vốn 81,53% 72,29% 82,10%

(Nguồn: Báo cáo tài chính và Báo cáo nội bộ năm 2010 - 2012 của ACB) Ta thấy mức độ sử dụng vốn của ACB tương đối tốt, biến động từ 72,29% - 82,10%, ACB đã sử dụng hiệu quả nguốn vốn huy động để cho vay, điều này làm cho nguồn vốn lưu thông tốt, hạn chế tình trạng huy động không cho vay được. Mức độ ACB sử dụng nguồn vốn huy động để cho khách hàng cá nhân vay chiếm tỷ trọng từ 33,57% đến 35,32% cho thấy nguồn vốn sử dụng để cho vay cá nhân tương đối ổn định.

2.1.2.3 Lợi nhuận thu từ dịch vụ cho vay cá nhân

Bảng 2.3: Lợi nhuận từ hoạt động cho vay cá nhân tại ACB từ năm 2010 – 2012

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Lợi nhuận 1.248.794 1.924.704 501.785

(Nguồn: Báo cáo tài chính và Báo cáo nội bộ năm 2010 - 2012 của ACB)

Trong những năm trước đây, ACB có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận tương đối tốt, tăng đều qua các năm. Tuy nhiên, kết thúc năm 2012, lợi nhuận của ACB lại giảm sút đáng kể. Điều này là do nguồn thu từ tín dụng cũng như huy động giảm sút. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng cá nhân năm 2012 chỉ đạt 501.785 triệu đồng, giảm khoảng 60% so với năm 2010 và giảm 74% so với năm 2011, điều này là do năm 2012 là một năm đầy biến động của ACB, hình ảnh cũng như uy tín của ACB

giảm sút đáng kể trên thị trường, khách hàng không còn đủ tin tưởng để gửi tiền tại ACB, làm cho số dư huy động của ACB giảm thấp, tình hình cho vay càng trở nên khó khăn hơn, làm cho tổng lợi nhuận của ACB bị giảm mạnh. ACB cần phải phát huy hơn nữa hiệu quả hoạt động, nâng cao chất lượng tín dụng, làm thỏa mãn sự hài lòng của khách hàng, từng bước lấy lại hình ảnh cũng như uy tín của ngân hàng mình, từ đó tăng trưởng dư nợ, đạt được lợi nhuận cao trong tương lai

2.1.2.4 Rủi ro trong hoạt động cho vay tại ACB thông qua tỷ lệ nợ quá hạn từ năm 2010 – 2012

Bảng 2.4: Dƣ nợ quá hạn/tổng dƣ nợ tại ACB

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tổng dƣ nợ 87.195.105 102.809.156 102.814.848 Nợ quá hạn 296.463 873.878 2.508.682 Tỷ lệ nợ quá hạn 0,34% 0,85% 2,44%

(Nguồn: Báo cáo tài chính và Báo cáo nội bộ năm 2010 - 2012 của ACB)

Theo quy định về tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng nhà nước thì tỷ lệ này không đáng kể (theo quy định: tỷ lệ nợ quá hạn < 2% là tốt, từ 2-5% là trung bình, > 5% là xấu). Tỷ lệ nợ quá hạn chủ yếu do khách hàng gặp rủi ro trong kinh doanh, hay gặp biến cố đột xuất, dẫn đến thiếu khả năng thanh toán nợ vay. Còn trường hợp khách hàng thiếu uy tín, năng lực tài chính kém, cố tình thế chấp bất động sản giải tỏa…rất ít xảy ra vì ngân hàng ACB tính chuyên môn hóa cao, hoạt động độc lập giữa các bộ phận không xảy ra tình trạng đánh giá chủ quan.

Nhìn chung, tỷ lệ nợ quá hạn của ACB tương đối thấp, chiếm dưới 2% tổng dư nợ. Trong các năm qua, ACB luôn tăng cường kiểm soát các khoản vay để tránh tình trạng xảy ra nợ xấu. Tuy nhiên, trong năm 2012, tỷ lệ nợ xấu của ACB tăng cao từ 0,85% trong năm 2011 lên đến 2,44%, đây là mức cao nhất của ACB trong các

năm qua. Tình hình thị trường biến động mạnh mẽ, kinh tế suy thoái, hoạt động của các tổ chức, cá nhân gặp rất nhiều khó khăn, làm cho tình hình kinh doanh của họ xấu đi, dẫn đến khả năng trả nợ vay bị giảm sút. Tình trạng các khoản vay có nợ trễ hạn tăng cao so với các năm trước đây. Đây là vấn đề chung của ngành ngân hàng.

Hiện nay Ngân hàng đã áp dụng quy trình tín dụng chuẩn hóa theo tiêu chuẩn ISO, mọi thông tin về hồ sơ khách hàng đều online trên toàn hệ thống ACB giúp kiểm soát rủi ro tốt hơn). ACB cần xây dựng thêm nhiều kênh kiểm soát nợ thắt chặt hơn nữa, nhằm mục đích giảm thiểu nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng.

Sau những sự cố đáng tiếc xảy ra trong năm 2012, tình hình hoạt động của ACB gặp khó khăn hơn rất nhiều so với các năm trước đây. Bằng những nổ lực của mình, ACB đang dần dần nắm bắt mọi cơ hội để phát triển trở lại như giảm dần lãi suất cho vay, tăng trưởng tín dụng thận trọng, tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng, đẩy mạnh huy động, thu hút lượng vốn nhàn rỗi từ dân cư bằng những chính sách lãi suất hấp dẫn.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHO VAY CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)