Tỷlệ các động mạch nuôi ổ dị dạng được lấy mẫu phân tích

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, siêu âm doppler xuyên sọ và hình ảnh chụp mạch máu não của dị dạng thông động tĩnh mạch não (Trang 127 - 128)

Từ các động mạch được lấy mẫu phân tích trên siêu âm Doppler xuyên sọ (phần lớn là có tốc độ dòng chảy trung bình cao nhất) chúng tôi đối chiếu với kết quả chụp mạch để xác định xem các động mạch được lấy mẫu phân tích là nguồn cấp máu trực tiếp cho ổ dị dạng hay chỉ là động mạch liền kề.

A B

C D

Hình 4.6 (A, B, C và D). Hình ảnh siêu âm xuyên sọ bên nuôi ổ dị dạng của động mạch não giữa (A) có tốc độ dòng chảy trung bình và chỉ số mạch bình thường (MFV = 55 cm/s, PI = 0,67); động mạch não trước (B) có tốc độ dòng chảy bình thường và chỉ số mạch giảm (MFV = 31 cm/s, PI = 0,51) và động mạch cảnh trong đoạn Siphon (C) vừa có tốc độ dòng chảy tăng và chỉ số mạch giảm (MFV = 84 cm/s, PI = 0,4). Trường hợp này mẫu được lấy phân tích là động mạch cảnh trong siêu âm qua cửa sổ ổ mắt. Bệnh nhân Trần Khắc T mã hồ sơ C71/606.

tích chỉ 60 trường hợp trên phim chụp mạch thấy nguồn nuôi trực tiếp cho ổ dị dạng (tỷ lệ 58,82%); động mạch não giữa có 58 trường hợp được lấy mẫu phân tích thì có tới 46 trường hợp là cấp máu trực tiếp cho ổ dị dạng (tỷ lệ 79,31%); động mạch não trước là 35%, động mạch cảnh trong là 11%; động mạch não sau có hai trường hợp được lấy mẫu phân tích thì cả hai trường hợp đều nuôi trực tiếp cho ổ dị dạng còn động mạch thân nền có 4 trường hợp được lấy mẫu phân tích thì có 3 trường hợp nuôi trực tiếp cho ổ dị dạng. Như vậy có tới 40,18% các động mạch có mẫu phân tích và thường là các động mạch có tốc độ dòng chảy cao nhất không phải là động mạch nuôi cho ổ dị dạng. Như vậy các động mạch nuôi cho ổ dị dạng có một tỷ lệ khá cao có tốc độ dòng chảy thấp hơn các động mạch liền kề.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, siêu âm doppler xuyên sọ và hình ảnh chụp mạch máu não của dị dạng thông động tĩnh mạch não (Trang 127 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)