SSOP 6: Sử dụng, bảo quản các hóa chất độc hại

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống quản lý chất lượng HACCP cho phân xưởng Cá Đỏ tại Công Ty Cổ Phần Sài Gòn Food. (Trang 75 - 77)

Công ty Cổ Phần Sài Gòn Food

Lô C 24 -24b/II, 2F, KCN Vĩnh Lộc

Huyện Bình Chánh, Tp HCM

QUY PHẠM VỆ SINH CÁ ĐỎ FILLET ĐÔNG IQF SSOP 6: Bảo vệ sản phẩm tránh

các tác nhân lây nhiễm

Mã số: BM – SSOP – 06 Năm: 2012

1. Yêu cầu

Đảm bảo việc sử dụng và bảo quản hóa chất không gây hại cho sản phẩm. Tất cả các hóa chất độc hại phải có bao gói, ghi nhãn, bảo quản riêng bên ngoài phân xưởng.

2. Điều kiện hiện nay của công ty

 Công ty có kho hóa chất riêng biệt ngoài khu sản xuất.

 Mỗi nhóm hóa chất được bảo quản riêng, có bao bì an toàn, trên nhãn có ghi rõ tên, độc tính, cách dùng.

 Các hóa chất công ty sử dụng:

+ Các hóa chất làm sạch và các hóa chất khử trùng: chlorine, xà phòng

+ Các hóa chất diệt và bẫy sinh vật gây hại: thuốc xịt…

+ Các hóa chất dùng để bảo dưỡng và vận hành thiết bị: dầu bôi trơn,…

3. Các thủ tục cần tuân thủ

 Lập danh mục các hóa chất mà công ty sử dụng.  Lập danh mục các nhà cung cấp hóa chất.

 Khi nhập hóa chất cán bộ chức năng cần kiểm tra tình trạng bao gói của hóa chất: dán nhãn phù hợp và chỉ rõ tên nhà sản xuất, hướng dẫn sử dụng, tên loại hóa chất, chất lượng,

Chƣơng 5: X y dựng HACCP ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS Võ Quang Ngọc Dung Trang 68 SVTH: Phan ThanhThúy

thời hạn sử dụng.

 Chất tẩy rửa và chất khử trùng phải phù hợp với mục đích sử dụng, chỉ sử dụng các chất tẩy rửa và khử trùng được phép theo quy định của Bộ Y tế. Chất tẩy rửa và chất khử trùng phải được đựng trong thùng kín, bảo quản riêng biệt trong kho thông gió, có khóa.

 Chất độc để diệt côn trùng và các loài gặm nhấm cũng phải được bảo quản nghiêm ngặt trong kho riêng có khóa.

 Kho chứa hóa chất phải vệ sinh sạch sẽ, có nhãn trên từng loại hóa chất. Luôn đậy kín nắp các loại hóa chất.

 Chỉ người có trách nhiệm mới được sử dụng hóa chất. Khi sử dụng phải theo đúng hướng dẫn trên bao bì, pha nước khử trùng đúng nồng độ quy định.

4. Phân công thực hiện và giám sát

 Thủ kho hóa chất chịu trách nhiệm xuất, nhập, bảo quản hóa chất.

 KCS định kỳ kiểm tra việc sử dụng và bảo quản các loại hóa chất, theo dõi việc nhập/xuất hóa chất.

 KCS giám sát việc thực hiện quy phạm này và ghi vào biểu mẫu giám sát.  Người giám sát phải thông thạo về hóa chất và cách sử dụng nó.

 Khi phát hiện thực phẩm bị nhiễm hóa chât phải ngừng sản xuất, lập tức cô lập lô hàng, tìm nguyên nhân và có hành động sửa chữa, khắc phục. Lô hàng nhiễm hóa chất độc phải hủy bỏ hoàn toàn.

5. Lƣu trữ hồ sơ

Lưu trữ hồ sơ:

+ Danh mục hóa chất sử dụng trong công ty. + Hồ sơ theo dõi nhập, xuất hóa chất.

+ Theo dõi tình hình sử dụng hóa chất hàng ngày. + Báo cáo hành động sửa chữa khi có vi phạm. Hồ sơ được lưu trữ trong 2 năm.

Ngày… tháng…năm… (Người phê duyệt)

Chƣơng 5: X y dựng HACCP ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS Võ Quang Ngọc Dung Trang 69 SVTH: Phan ThanhThúy

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống quản lý chất lượng HACCP cho phân xưởng Cá Đỏ tại Công Ty Cổ Phần Sài Gòn Food. (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)