Công tác nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực quản lý cho hiệu trưởng các trường tiểu học tỉnh Ninh Bình của sở giáo dục và đào tạo (Trang 43 - 50)

+ Nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường tiểu học, ngành Giáo dục - Đào tạo tỉnh Ninh Bình đặc biệt chú trọng

đến công tác đào tạo – bồi dưỡng năng lực quản lý cho CBQL và nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên. Phòng Giáo dục tiểu học Sở đã phối hợp với phòng GDTX của Sở tổ chức thường xuyên các lớp bồi dưỡng hè. Hàng năm đều mở lớp bồi dưỡng năng lực quản lý cho 100% hiệu trưởng và phó hiệu trưởng các trường tiểu học. Mỗi năm tổ chức từ 8 đến 10 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho hàng nghìn lượt giáo viên. Việc triển khai bồi dưỡng giáo viên về chương trình, sách giáo khoa các lớp thay sách được tổ chức kịp thời, có hiệu quả.

Nhìn chung với phương pháp tổ chức khoa học, nội dung bồi dưỡng cụ thể, thiết thực, phù hợp với thực tế giáo dục tiểu học Ninh Bình cho nên về cơ bản các lớp bồi dưỡng đều được các CBQL và giáo viên các trường tiểu học trong tỉnh hưởng ứng sôi nổi và được đánh giá cao.

+ Phong trào đổi mới phương pháp dạy học trên cơ sở bám sát chương trình, sách giáo khoa, yêu cầu cơ bản về kiến thức, kỹ năng các môn học và quy định giảm tải nội dung dạy học đã được tổ chức, diễn ra khá sôi nổi thông qua hình thức chuyên đề bộ môn như: Chuyên đề Hát nhạc, Mỹ thuật, dạy Toán và Tiếng Việt có nội dung nâng cao cho học sinh khá giỏi trong các lớp đại trà … được tổ chức có kết quả cao.

+ Vận dụng linh hoạt và sáng tạo chủ trương của Bộ Giáo dục & Đào tạo về tổ chức dạy 2 buổi/ngày, gắn việc dạy 2 buổi/ngày với việc xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia. Tính đến tháng 5 năm 2006, 100% các trường tiểu học trong tỉnh đã tổ chức cho học sinh học 2 buổi/ngày với 1.840 lớp – 49.775 học sinh (chiếm 74,4%); Số còn lại được học từ 6 đến 8 buổi/tuần.

+ Chế độ hội họp, sinh hoạt chuyên môn ở các trường tiểu học được thực hiện nghiêm túc theo đúng Điều lệ trường Tiểu học. Nề nếp dạy và học được ổn định và duy trì tốt bằng việc thường xuyên tổ chức thăm lớp dự giờ, kiểm tra nội bộ trong các trường tiểu học.

+ Việc xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia từ lâu đã trở thành mục tiêu phấn đấu của các đơn vị trường học, của các Phòng giáo dục góp

phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Hiện nay, toàn tỉnh đã có 130/153 trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia, chiếm tỷ lệ 85%. (Ninh Bình hiện vẫn là tỉnh xếp thứ 3 về tỷ lệ trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia – sau Bắc Ninh và Nam Định).

+ Các hoạt động ngoại khoá hỗ trợ cho việc nâng cao chất lượng dạy và học được các trường vận dụng sáng tạo, góp phần mang lại hiệu quả thiết thực trong hoạt động dạy và học.

+ Chất lượng hai mặt giáo dục ngày càng phát triển. Tỷ lệ học sinh xếp loại văn hoá khá, giỏi; hạnh kiểm tốt và thực hiện đầy đủ tăng lên; Số học sinh xếp loại văn hoá yếu, hạnh kiểm cần cố gắng và thực hiện chưa đầy đủ giảm. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số lượng nhỏ học sinh ở các khối lớp với kết quả xếp loại văn hoá yếu mặc dù đã được rèn luyện, bồi dưỡng trong hè và trong suốt năm học nhưng vẫn không đủ điều kiện lên lớp. Theo chúng tôi, nguyên nhân đó một phần do chính bản thân học sinh và gia đình, nhưng vấn đề cốt lõi vẫn là do sự quan tâm chưa sát sao của đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy những đối tượng học sinh có thể coi là cá biệt này. Đó cũng là một mặt yếu trong quá trình quản lý của đội ngũ CBQL các trường tiểu học.

Bảng số 6: CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TIỂU HỌC TỪ NĂM HỌC 2001-2002 ĐẾN NĂM HỌC 2005-2006 Năm học Hạnh kiểm Học lực Các lớp chưa thay sách Các lớp đã thay sách

Tốt K.Tốt CCG THĐĐ Chưa THĐĐ Giỏi Khá TB Yếu 01-02 94,22 5,77 0,01 X X 17,30 39,18 43,02 0,57 02-03 94,13 5,84 0,03 99,37 0,63 17,68 38,76 42,90 0,72 03-04 96,49 3,53 0,01 99,73 0,27 18,32 39,84 41,41 0,43 04-05 98,77 1,23 0 99,87 0,13 18,93 40,56 40,22 0,29 05-06 99,86 0,14 0 99,98 0,02 19,24 41,13 39,42 0,21

(Nguồn: Sở Giáo dục & Đào tạo Ninh Bình)

Biểu đồ số 3: XẾP LOẠI HẠNH KIỂM (Các lớp đã thay sách)

Biểu đồ số 4: XẾP LOẠI HỌC LỰC

2.2.3.3. Về đội ngũ cán bộ, giáo viên tiểu học.

trong đó: 417 cán bộ quản lý, 3189 giáo viên và 278 nhân viên phục vụ. Số giáo viên đạt trình độ chuẩn trở lên là 3139, chiếm 98,4%; Trong đó trình độ trên chuẩn là 1704, chiếm 53,4%.

Nhìn chung cán bộ, giáo viên, nhân viên cấp tiểu học đều an tâm công tác, tận tuỵ, nhiệt tình với nghề, thường xuyên học tập, nâng cao trình độ giảng dạy, nghiệp vụ chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

2.2.3.4. Về cơ sở vật chất trường học.

Công tác xây dựng cơ sở vật chất trường học là một trong những nội dung quan trọng trong kế hoạch chỉ đạo xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia và là một trong năm tiêu chí đánh giá thi đua các Phòng giáo dục, các trường Tiểu học do Phòng giáo dục tiểu học Sở đề xuất. Công tác này thường xuyên được theo dõi, kiểm tra đôn đốc bằng hệ thống văn bản chỉ đạo và bằng các chuyến đi thực tế cơ sở.

Việc tăng cường đầu tư xây dựng trường, lớp, mua sắm cơ sở vật chất thiết bị phục vụ dạy và học ở tỉnh Ninh Bình luôn được các cấp, các ngành, các đoàn thể và nhân dân đồng tình ủng hộ. Nếu như năm học 2001 - 2002 toàn tỉnh chỉ có 106/154 trường là trường cao tầng với số phòng học cao tầng kiên cố là 1167/2330 và số trường đạt chuẩn Quốc gia là 56/154 trường, thì sau 5 năm số lượng trường cao tầng, phòng học kiên cố và số trường đạt chuẩn Quốc gia đã tăng lên vượt bậc. Tính đến thời điểm tháng 5/2006 toàn tỉnh đã có 147/153 trường cao tầng với cơ ngơi khang trang, sạch đẹp. Có 1891/2405 phòng học cao tầng kiên cố. Số trường đạt chuẩn Quốc gia là 130/153, chiếm 85% số trường tiểu học trong toàn tỉnh.

Đánh giá chung về tình hình giáo dục tiểu học tỉnh Ninh Bình:

Có thể khẳng định sau hơn 10 năm tái lập tỉnh, sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo tỉnh Ninh Bình đã thu được nhiều thành công đáng kể.

Nét nổi bật ở giáo dục tiểu học là: Duy trì, củng cố vững chắc kết quả PCGDTH đúng độ tuổi. Đội ngũ giáo viên các trường được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học được củng cố,

nâng cao. Công tác quản lý giáo dục, xã hội hoá giáo dục mang lại hiệu quả tốt. Đây cũng chính là yếu tố tích cực, chiếm vị trí quan trọng làm nên thắng lợi công cuộc xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia tỉnh Ninh Bình.

Có được những kết quả trên trước hết là với ý thức nghiêm chỉnh chấp hành các Nghị quyết của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 2 về Giáo dục - Đào tạo, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X, Nghị quyết Đại hội Đảng Bộ Tỉnh lần thứ XIX, Ngành Giáo dục - Đào tạo Ninh Bình đã phát huy nội lực, tăng cường trật tự kỷ cương, tiếp tục thực hiện chủ trương đổi mới, phát triển giáo dục nhằm phục vụ các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với những nỗ lực phấn đấu của Ngành Giáo dục - Đào tạo còn có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, cụ thể của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền các cấp, có sự cộng tác phối hợp chặt chẽ, sự giúp đỡ của các sở, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội có liên quan, các bậc cha mẹ học sinh đã kết hợp chặt chẽ với nhà trường chăm lo nuôi dạy con em; các tầng lớp nhân dân đã quan tâm và đóng góp công sức, trí tuệ, tiền của cho sự nghiệp giáo dục.

Bên cạnh những thành tích đã đạt được, cũng cần phải nhận thấy vẫn còn có những mặt hạn chế, tồn tại, những yếu kém và bất cập mà giáo dục tiểu học chưa khắc phục được. Đó là:

Chất lượng văn hoá so với yêu cầu chuyển biến chưa mạnh, việc đổi mới phương pháp dạy học ở một số giáo viên còn lúng túng, chưa phát huy được trí tuệ, khả năng tư duy sáng tạo của học sinh. Việc thực hiện các Quyết định, Thông tư về đánh giá xếp loại học sinh chưa thật thống nhất giữa các huyện, thị xã, các trường và các khối lớp. Việc thực hiện Điều lệ trường tiểu học và Quyết định 48/GD-ĐT về đánh giá xếp loại chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên chưa thể hiện rõ nét do vậy chưa thực sự tác dụng tích cực đến các hoạt động của nhà trường.

Nguyên nhân của những hạn chế và tồn tại nêu trên là do:

Về chủ quan, trước hết do trình độ quản lý còn lỏng lẻo, việc kiểm tra đôn đốc, nắm bắt tình hình chưa thường xuyên, không kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những vi phạm của cán bộ, giáo viên. Chất lượng hội họp, sinh

hoạt chưa cao. Việc thực hiện dân chủ hoá có nơi, có lúc còn mang tính hình thức, chiếu lệ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về khách quan, một số cấp uỷ Đảng, Chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đến GD - ĐT. Tình hình kinh tế - xã hội ở một số địa phương còn khó khăn đã ảnh hưởng đến sự nghiệp phát triển giáo dục. Đời sống của một bộ phận cán bộ, giáo viên còn khó khăn; Chế độ chính sách cho cán bộ, giáo viên ở một số nơi chưa thoả đáng với nhiệm vụ được giao. Mặt khác những mặt trái của cơ ché thị trường đã tác động làm ảnh hưởng không nhỏ đến phẩm chất đạo đức của một bộ phận giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực quản lý cho hiệu trưởng các trường tiểu học tỉnh Ninh Bình của sở giáo dục và đào tạo (Trang 43 - 50)