Quan điểm phát triển giáo dục tiểu học trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực quản lý cho hiệu trưởng các trường tiểu học tỉnh Ninh Bình của sở giáo dục và đào tạo (Trang 28 - 29)

nghiệp hoá - hiện đại hoá.

Trước bối cảnh mới và những vấn đề đặt ra cho giáo dục, Đảng và Nhà nước ta coi giáo dục là “quốc sách hàng đầu”, trong đó giáo dục tiểu học được quan tâm đặc biệt. Trong định hướng chiến lược phát triển giáo dục tiểu học đến năm 2020, Vụ Giáo dục tiểu học - Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khẳng định lại những quan điểm phát triển GD, trong đó có GD tiểu học như sau:

- Bậc tiểu học là bậc học nền tảng, GD-ĐT là quốc sách hàng đầu;

- Phát triển GD tiểu học gắn với nhu cầu phát triển KT-XH và những tiến bộ khoa học công nghệ;

- GD tiểu học là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân; - Thực hiện sự công bằng trong giáo dục tiểu học.

Những quan điểm trên xuất phát từ tính chất của bậc tiểu học, bao gồm: Tính phổ cập và phát triển; tính nhân văn và dân chủ; tính dân tộc và hiện đại. Từ những quan điểm phát triển giáo dục tiểu học trong chiến lược phát triển GD-ĐT, đáp ứng với yêu cầu CNH, HĐH đất nước, đòi hỏi người CBQL trường tiểu học phải có nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của bậc học mình đang quản lý cũng như vai trò, trách nhiệm nặng nề nhưng hết sức vẻ vang của người CBQL trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay để không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất, năng lực quản lý, đáp ứng với yêu cầu và nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực quản lý cho hiệu trưởng các trường tiểu học tỉnh Ninh Bình của sở giáo dục và đào tạo (Trang 28 - 29)