Những mặt mạnh của GD-ĐT tỉnh Ninh Bình:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực quản lý cho hiệu trưởng các trường tiểu học tỉnh Ninh Bình của sở giáo dục và đào tạo (Trang 36 - 39)

chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo của tỉnh đã có những bước phát triển mới và gặt hái được khá nhiều thành tích đáng kể; được Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá là một trong những tỉnh mạnh của cả nước.

Hệ thống giáo dục Ninh Bình phát triển đồng đều và rộng khắp trên các địa bàn hành chính của tỉnh. Mỗi xã, phường đều có ít nhất 01 trường Mầm non, 01 trường Tiểu học và 01 trường THCS. Mỗi huyện, thị xã có từ 2 đến 3 trường THPT. Hầu hết các trường đều đặt tại các trung tâm xã, phường, thị trấn tạo điều kiện tốt cho việc học tập, đi lại của học sinh. Tỉnh Ninh Bình có 01 trường Cao đẳng sư phạm đào tạo đa hệ, 03 trường THCN (do trung ương quản lý) và 02 trường dạy nghề địa phương; Có 8 Trung tâm giáo dục thường xuyên của 8 huyện, thị xã và 01 Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp – Hướng nghiệp và Dạy nghề của tỉnh.

Sau hơn mười năm tái lập tỉnh, đến nay sự nghiệp GD - ĐT Ninh Bình đã đạt được những kết quả đáng mừng: Tỷ lệ huy động học sinh đến lớp ngày một cao hơn ở tất cả các ngành học, cấp học. So với năm học 2000 – 2001, số lượng học sinh tiểu học giảm khoảng 37.000 em (do thực hiện tốt công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình), số học sinh THCS giảm 2.300 em, học sinh THPT tăng khoảng 8.200 em. Chất lượng giáo dục toàn diện được duy trì và có nhiều tiến bộ, chất lượng mũi nhọn ngày càng phát triển. Số lượng học sinh giỏi quốc gia năm 1991 mới chỉ có 1 em nhưng đến nay, sau hơn 10 năm, mỗi năm đã có từ 40 – 70 em đạt giải. Có 6 em đạt giải tại các kỳ thi Quốc tế ở các môn Sinh học, Vật lý và Hoá học. Chất lượng phổ cập Giáo dục tiểu học và Trung học cơ sở được củng cố, phát triển; Ninh Bình được công nhận đạt chuẩn phổ cập Giáo dục THCS tháng 5 năm 2003 (đứng thứ 15/64 tỉnh, thành) và đạt chuẩn phổ cập GDTH đúng độ tuổi tháng 7 năm 2003 (đứng thứ 16/64 tỉnh, thành).

Việc đầu tư cho giáo dục từ ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương ngày càng được chú trọng hơn. Công tác xã hội hoá giáo dục có những bước tiến mới, cơ sở vật chất được tăng cường, trường lớp khang trang, sạch đẹp. Đến nay đã có 144/144 xã, phường, thị trấn có trường học cao tầng, kiên cố; một số xã có

3 trường cao tầng. Số trường có phòng học cao tầng, kiên cố đến cuối năm 2005 là 327 trường.

Công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia ở tỉnh Ninh Bình được đánh giá là tỉnh có số trường và chất lượng trường đạt chuẩn tốt. Đến thời điểm tháng 5 năm 2006 đã có 17 trường THCS và 19 trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia. Đặc biệt đối với cấp Tiểu học, đã có 130/153 trường đạt chuẩn Quốc gia; là tỉnh đứng thứ 3 toàn quốc về công tác xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia (Sau tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Nam Định).

Việc xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên được quan tâm, đầu tư thường xuyên, có hiệu quả. Hiện nay, toàn ngành có 14.783 cán bộ giáo viên ở tất cả các ngành học, cấp học. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn ngày một cao. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trở lên ở Mầm non là 87,9%; Tiểu học là 98,4%; THCS là 94,2% và THPT là 97,6% (Trong đó 7,9% giáo viên mầm non; 41% giáo viên tiểu học; 14,67% giáo viên THCS; 5,13% giáo viên THPT đạt trình độ trên chuẩn). Trong công tác xây dựng đội ngũ, ngành GD - ĐT đặc biệt chú trọng đến công tác đào tạo – bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL nói riêng cũng như cán bộ, giáo viên nói chung về công tác quản lý, về chuyên môn nghiệp vụ và các chuyên ngành khác trong trường học. Chính vì vậy, đến nay ngành GD - ĐT Ninh Bình đã cơ bản khắc phục được tình trạng thiếu giáo viên ở các cấp học, từng bước chuẩn hoá đội ngũ trong toàn ngành.

Bảng số 2: QUY MÔ TRƯỜNG, LỚP, HỌC SINH TỈNH NINH BÌNH TỪ NĂM HỌC 2001-2002 ĐẾN NĂM HỌC 2005-2006 01 - 02 02 - 03 03 - 04 04 - 05 05 - 06 Mầm non - Số trường (trường) 147 148 140 142 152 - Số lớp (lớp) 2.389 2.392 2.457 2.364 2.454 - Số học sinh (người) 42.852 45.670 46.785 46.935 47.874 Tiểu học - Số trường (trường) 154 155 155 154 153 - Số lớp (lớp) 3.382 3.150 2.853 2.645 2.470 - Số học sinh (người) 99.853 90.057 81.514 72.741 66.917

Trung học cơ sở - Số trường (trường) 143 143 143 143 143 - Số lớp (lớp) 2.148 2.153 2.127 2.121 2.004 - Số học sinh (người) 89.683 88.884 88.203 86.750 79.847 Trung học phổ thông - Số trường (trường) 23 23 23 25 25 - Số lớp (lớp) 560 603 636 675 716 - Số học sinh (người) 31.427 32.847 33.596 35.131 37.358 GD không chính quy - Số trường (trường) 8 8 8 8 8 - Số lớp (lớp) 236 223 204 195 178 - Số học sinh (người) 11.648 10.789 10.236 9.857 9.828 THCN+ CĐSP - Số trường (trường) 3 3 3 3 3 - Số lớp (lớp) 25 23 28 41 52 - Số học sinh (người) 1.309 1.289 1.371 1.832 2.518

Bảng số 3: SỐ LƯỢNG CBQL, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN TRÌNH ĐỘ GIÁO VIÊN CÁC CẤP HỌC Ngành/cấp học Quản lý Nhân viên Tổng số giáo viên Trong đó GV đạt chuẩn và trên chuẩn GV dưới chuẩn Tổng số % Tổng số % Mầm non 345 62 3.659 3.216 87,9 443 12,1 Tiểu học 417 278 3.189 3.139 98,4 50 1,6 THCS 339 174 3.618 3.406 94,2 212 5,8 THPT 65 134 1.315 1.284 97,6 31 2,4 GDTX 22 16 220 208 94,6 12 5,4

(Nguồn: Sở Giáo dục & Đào tạo Ninh Bình, tính đến tháng 5/2006)

Như vậy, có thể khẳng định rằng ngành GD - ĐT tỉnh Ninh Bình đã có bước phát triển đáng kể từ quy mô trường, lớp, học sinh, đội ngũ CBQL, giáo viên đến chất lượng, hiệu quả giáo dục ở tất cả các ngành học, cấp học. Sau hơn mười năm tái lập, sự nghiệp GD - ĐT tỉnh Ninh Bình đã tạo ra những bước phát triển vượt bậc, mở ra triển vọng lớn nhằm tạo điều kiện thực hiện tốt mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần phục vụ thiết thực cho công cuộc CNH – HĐH đất nước.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực quản lý cho hiệu trưởng các trường tiểu học tỉnh Ninh Bình của sở giáo dục và đào tạo (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w