Tăng cường nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng năng lực quản lý cho hiệu trưởng các trường tiểu học.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực quản lý cho hiệu trưởng các trường tiểu học tỉnh Ninh Bình của sở giáo dục và đào tạo (Trang 70 - 72)

trường tiểu học tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay.

3.2.1. Tăng cường nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng năng lực quản lý cho hiệu trưởng các trường tiểu học. bồi dưỡng năng lực quản lý cho hiệu trưởng các trường tiểu học.

Mục tiêu:

Để nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục toàn diện, không ngừng đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, từng bước cải tiến cơ chế quản lý, điều hành ở trường học cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước cũng như xu thế phát triển của sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo nước nhà trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi đội ngũ CBQLGD nói chung và đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học nói riêng phải đảm bảo đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức tốt, có lòng yêu nghề và năng lực sư phạm đáp ứng yêu cầu dạy học theo chương trình mới và phương pháp mới. Việc tăng cường bồi dưỡng năng lực quản lý cho đội ngũ hiệu trưởng chính là thực hiện tốt nhiệm vụ đó.

Tăng cường nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng năng lực quản lý cho đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học không những tạo ra sự thống nhất cao trong ý chí và hành động của các cấp lãnh đạo ngành Giáo dục - Đào tạo, của bản thân đội ngũ hiệu trưởng nhà trường mà còn nhằm thiết lập nên những mối quan hệ khăng khít, sự quan tâm chỉ đạo, tạo mọi điều kiện của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền địa phương, của các ban ngành, đoàn thể có liên quan trong sự nghiệp phát triển Giáo dục - Đào tạo.

Trong thực tế, về cơ bản công tác bồi dưỡng năng lực quản lý cho đội ngũ CBQLGD nói chung, đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học nói riêng đã được các cấp lãnh đạo trong và ngoài ngành, các CBQLGD nhận thức đúng đắn, đầy đủ và

rõ ràng. Tuy vậy vẫn còn không ít các CBQLGD, các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và các cơ quan hữu quan còn xem nhẹ; nhận thức chưa thật đúng đắn về tầm quan trọng của công tác này. Những quan niệm đó cho rằng việc bồi dưỡng năng lực quản lý cho đội ngũ CBQLGD hay hiệu trưởng là là mục tiêu nhiệm vụ và là công việc riêng của nhà trường, của ngành Giáo dục. Và khi nói về bồi dưỡng năng lực quản lý cho đội ngũ hiệu trưởng, người ta thường hay chú trọng đến việc nâng cao nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ này, chứ chưa quan tâm đến việc trau dồi năng lực chuyên môn nghề nghiệp, lý luận chính trị và những phẩm chất đạo đức, nhân cách khác.

Xuất phát từ quan niệm cho rằng: Quản lý không phải là một nghề thực thụ cho nên chưa được đầu tư một cách thoả đáng trên mọi phương diện. Cũng chính vì vậy chưa có được nhận thức đúng mức về vai trò của đội ngũ hiệu trưởng trong việc quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường.

Tăng cường nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng năng lực quản lý cho đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học là góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường nói riêng, sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo nói chung.

Nội dung – Cách thức tiến hành:

Nhận thức là tiền đề quan trọng cho quá trình hành động. Nếu có nhận thức đúng đắn, rõ ràng sẽ giúp cho hành động đi đúng hướng, đạt hiệu quả cao. Nếu nhận thức sai lầm, lệch lạc sẽ không có được những định hướng hành động đúng đắn, đôi khi dẫn đến thất bại.

Tăng cường nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng năng lực quản lý cho đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học có ý nghĩa đặc biệt vì công tác này không phải chỉ là công việc nội bộ của ngành GD - ĐT hoặc của bản thân người hiệu trưởng mà còn là công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền. Công tác này phải được tổ chức theo kế hoạch, có tính khoa học và thực tiễn rõ ràng.

Để hoạt động đó được diễn ra thường xuyên, có hiệu quả, cần thực hiện dưới các hình thức cơ bản sau:

- Ngành Giáo dục - Đào tạo phải chủ động tham mưu, tuyên truyền các quan điểm, chủ trương phát triển GD - ĐT để các cấp uỷ Đảng, Chính quyền cụ thể hoá vào Nghị quyết, kế hoạch hành động làm cơ sở chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể quan tâm đầu tư cho giáo dục.

- Thông qua việc học tập, triển khai các Nghị quyết của Đảng, qua nội dung bồi dưỡng thường xuyên giúp người hiệu trưởng cập nhật những thông tin, xử lý và ứng dụng những thông tin đó vào điều kiện cụ thể của đơn vị mình.

- Căn cứ vào các tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực của hiệu trưởng trường tiểu học, thường xuyên kiểm tra, đánh giá đội ngũ hiệu trưởng, trên cơ sở đó điều chỉnh, uốn nắn những lệch lạc, sai sót, đồng thời nhân rộng điển hình hiệu trưởng giỏi; từ đó tác động vào nhận thức của đội ngũ hiệu trưởng về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng năng lực quản lý.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực quản lý cho hiệu trưởng các trường tiểu học tỉnh Ninh Bình của sở giáo dục và đào tạo (Trang 70 - 72)