Bồi dưỡng năng lực quản lý cho hiệu trưởng các trường tiểu học.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực quản lý cho hiệu trưởng các trường tiểu học tỉnh Ninh Bình của sở giáo dục và đào tạo (Trang 25 - 27)

1.3.4.1. Các khái niệm về đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại.

- Để có kiến thức và năng lực chuyên môn cơ bản về một lĩnh vực lao động nghề nghiệp nhất định, con người phải qua đào tạo.

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995): “Đào tạo là quá trình tác động đến một con người, làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho những người đó thích nghi với cuộc sống và có khả năng nhận được sự phân công lao động nhất định, góp phần của mình vào sự phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người”. [38]

Như vậy có thể hiểu “Đào tạo” là quá trình trang bị kiến thức kỹ năng ban đầu cùng với những phẩm chất, thái độ cần thiết để người được đào tạo có thể hành nghề trở thành người lao động có kỹ thuật.

Đối với nhà giáo và CBQLGD, quá trình này được tiến hành ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (các trường sư phạm, trường CBQL, các học viện…). Với quy định chặt chẽ của Bộ Giáo dục và Đào tạo về mục tiêu, thời gian, nội dung chương trình đào tạo, được cấp văn bằng tốt nghiệp nếu hoàn thành nội dung chương trình đào tạo theo yêu cầu.

- “Bồi dưỡng” là khâu nối tiếp của quá trình đào tạo. Có thể coi “bồi dưỡng là quá trình cập nhật hoá kiến thức còn thiếu hoặc đã lạc hậu, bổ túc nghề nghiệp, đào tạo thêm hoặc củng cố các kỹ năng nghề nghiệp theo các chuyên đề, nhằm tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội để củng cố và mở mang một cách có hệ thống những kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ sẵn có để lao động nghề nghiệp một cách có hiệu quả hơn và thường được xác định bằng một chứng chỉ. Đối tượng được bồi dưỡng là những người lao động đã trưởng thành, làm việc trong các cơ quan nhà nước, các xí nghiệp, doanh nghiệp”. [24]

Đối với hiệu trưởng trường học nói chung, hiệu trưởng trường tiểu học nói riêng, hàng năm họ được bồi dưỡng thêm một số kiến thức về quản lý nhà nước, QLGD, quản lý trường tiểu học để có điều kiện nâng cao năng lực quản lý, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

nghề nghiệp của con người không thể chỉ được cung cấp hoặc đào tạo một lần là đủ sử dụng cho cả cuộc đời nghề nghiệp mà phải được thường xuyên trau dồi để nâng cao, thậm chí trong một số trường hợp con người mặc dầu đã được đào tạo vẫn cần phải được trang bị kiến thức, năng lực chuyên môn về một lĩnh vực mới, nhằm đáp ứng yêu cầu phân công lao động của xã hội cũng như cơ hội phát triển của bản thân. Quá trình này được gọi là đào tạo lại.

Từ điển Bách khoa Việt Nam có ghi: “Đào tạo lại là một dạng của đào tạo – Là quá trình tạo cho người lao động (đã được đào tạo) có cơ hội được học tập, được đào tạo một lĩnh vực chuyên môn mới một cách cơ bản có hệ thống cả về tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ nhằm mục đích có trình độ tay nghề cao hơn hoặc có thể chuyển đổi được công việc”. [38]

Tóm lại: Trong quá trình lao động nghề nghiệp của người lao động nói chung

và người CBQLGD nói riêng, đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại là một quá trình tiếp nối liên tục, tất yếu, phù hợp với quy luật vận động phát triển và thích nghi liên tục của con người trong điều kiện xã hội không ngừng vận động và phát triển. Đó là cơ sở khách quan, quy định tính tất yếu của quá trình học tập, bồi dưỡng suốt đời của người lao động nói chung và người CBQL nói riêng. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, thời đại phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ thì vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ năng lực cho người lao động nói chung và cho đội ngũ CBQLGD nói riêng là một yêu cầu tất yếu.

1.3.4.2. Một số quan điểm cơ bản và định hướng chính về việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ quản lý trường tiểu học trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực quản lý cho hiệu trưởng các trường tiểu học tỉnh Ninh Bình của sở giáo dục và đào tạo (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w