Đẩy mạnh hoạt động tự học, tự bồi dưỡng, đúc rút kinh nghiệm và phổ biến SKKN của CBQL trường

Một phần của tài liệu Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực quản lý cho hiệu trưởng các trường tiểu học tỉnh Ninh Bình của sở giáo dục và đào tạo (Trang 84 - 88)

kinh nghiệm và phổ biến SKKN của CBQL trường

tiểu học. 44,64 55,36 0 0

Nhìn vào bảng số 15, chúng tôi nhận thấy:

Về nội dung đào tạo – bồi dưỡng:

Các ý kiến đều cho rằng các nội dung ĐT – BD đề ra là cần thiết cho công tác bồi dưỡng năng lực quản lý cho hiệu trưởng trường tiểu học. Không có ý kiến nào cho các nội dung đề ra là không cần thiết hoặc ít cần thiết. Điều đó chứng tỏ sự thống nhất cao trong quan điểm nhận thức và hành động từ cán bộ chỉ đạo cấp Sở đến Phòng giáo dục và hiệu trưởng trường tiểu học. Tuy nhiên, các nội dung đề ra được các đối tượng đánh giá ở các mức độ cần thiết khác

nhau.

Nội dung được đánh giá ở mức độ cần thiết nhất là: Việc bồi dưỡng về cải tiến công tác quản lý nhà trường đáp ứng yêu cầu mới trong thời kỳ CNH – HĐH đất nước. Điều này thể hiện rõ nhu cầu của người hiệu trưởng trong giai đoạn hiện nay là phải học thường xuyên, học suốt đời để không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt. Và đây cũng chính là sự khẳng định vị thế của người hiệu trưởng trong sự nghiệp phát triển giáo dục nói chung, nhà trường tiểu học nói riêng.

Tiếp theo là những nội dung: Bồi dưỡng lý luận chính trị, những vấn đề cơ bản về đường lối, chính sách phát triển KT – XH và GD - ĐT của Đảng và Nhà nước. Đây là những nội dung vừa mang tính chất chỉ đạo ở tầm vĩ mô, vừa có ý nghĩa thiết thực trong công tác quản lý chỉ đạo của người hiệu trưởng. Vì vậy những nội dung này cũng được các đối tượng đánh giá cao.

Các nội dung bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng quản lý hành chính Nhà nước, QLGD và quản lý nhà trường cùng nội dung bồi dưỡng các chuyên đề mới về quan điểm, nội dung và phương pháp dạy học là những nội dung được đánh giá cần thiết ngang nhau.

Ở nội dung bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ, tin học cơ sở và công nghệ thông tin cho đội ngũ hiệu trưởng cũng được các đối tượng đánh giá là cần thiết nhưng ở mức độ thấp hơn. Điều này cho thấy một mặt các đối tượng cho rằng môn học ngoại ngữ và tin học là những môn học tự chọn, khuyến khích không mang tính bắt buộc trong trường tiểu học cho nên các đối tượng nhận thấy mức độ bồi dưỡng về ngoại ngữ, tin học và công nghệ thông tin là chưa thật cần thiết. Mặt khác, do khả năng và trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học cơ sở của đại đa số hiệu trưởng trường tiểu học tỉnh Ninh Bình còn hạn chế, hơn nữa tuổi đời của nhiều hiệu trưởng khá cao, bởi vậy họ rất ngại khi được cử đi học tập, bồi dưỡng những môn học này. Có lẽ đây cũng là tồn tại lớn đối với những tỉnh còn khó khăn như Ninh Bình.

Từ kết quả khảo nghiệm trên, chúng tôi càng khẳng định sự cần thiết của việc đổi mới nội dung đào tạo – bồi dưỡng cho đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu

học trong giai đoạn hiện nay.

Về hình thức đào tạo – bồi dưỡng:

- Về chuyên môn nghiệp vụ sư phạm:

Kết quả đánh giá ở bảng 15 cho thấy đại đa số đối tượng đều có nhu cầu được đào tạo theo hình thức tại chức chia làm nhiều đợt học, trong đó số đông lại muốn học tại chức tại địa phương. Điều này là hoàn toàn phù hợp với các hiệu trưởng (đặc biệt đối với các hiệu trưởng cao tuổi) vì nếu phải đi học xa nhà sẽ là một trở ngại lớn đối với họ trong cuộc sống gia đình cũng như trong công tác. Mặt khác, do cơ chế chính sách khuyến khích người đi học còn nhiều điều chưa thoả đáng cho nên việc lựa chọn phương án được bồi dưỡng tại chức tại địa phương là rất đúng đắn. Đây cũng chính là lý do để lý giải việc đa số đối tượng cho rằng đào tạo tập trung chuyên tu tại cơ sở đào tạo là ít cần thiết, thậm chí là không cần thiết.

Hình thức đào tạo từ xa, kết hợp với tự học có hướng dẫn tuy có mức độ cần thiết thấp nhưng vẫn được lựa chọn vì nó phù hợp với một số hiệu trưởng có hoàn cảnh gia đình khó khăn hoặc ở một số hiệu trưởng trẻ có năng lực có thể cùng lúc họ theo học nhiều chương trình bồi dưỡng khác nhau.

- Về lý luận chính trị, khoa học và nghiệp vụ quản lý:

Trong 5 hình thức ĐT – BD về lý luận chính trị, khoa học và nghiệp vụ quản lý, đa số các đối tượng lựa chọn hình thức đào tạo tại chức tại địa phương. Việc lý giải cho sự lựa chọn này có lẽ cũng không khác với việc các đối tượng lựa chọn hình thức đào tạo tại chức tại địa phương như hình thức đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ sư phạm.

Đặc biệt trong việc ĐT – BD về lý luận chính trị, khoa học và nghiệp vụ quản lý được các đối tượng đánh giá ở mức độ cao việc cần thiết đi thực tế các đơn vị điển hình trong và ngoài tỉnh. Điều này cho thấy một thực tế là ở nhiều trường tiểu học trong nhiều năm không có đủ điều kiện (đặc biệt là không có kinh phí) để có thể tổ chức cho cán bộ, giáo viên được đi học tập, tham quan. Chính vì lẽ đó, hầu hết CBQL không chỉ ở các trường học mà cả CBQL chỉ đạo ở cấp Phòng, Sở Giáo dục đều có nguyện vọng là được đi giao lưu, học tập kinh

nghiệm trong chỉ đạo, quản lý cấp học.

Nhìn chung các hình thức ĐT – BD được các đối tượng đánh giá ở các mức độ cần thiết khác nhau, song về cơ bản các hình thức ĐT – BD đề ra đều được các đối tượng lựa chọn. Điều đó chứng tỏ mỗi cá nhân đã căn cứ vào điều kiện công tác và hoàn cảnh cụ thể của mình để lựa chọn các hình thức phù hợp.

Vì vậy, để công tác đào tạo – bồi dưỡng được tiến hành có hiệu quả cho các đối tượng khác nhau, cần phải đa dạng hoá các hình thức đào tạo trên cơ sở thực tế của từng địa phương.

3.3.2. Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp tăng cường bồi dưỡng năng lực quản lý cho đội ngũ hiệu trưởng pháp tăng cường bồi dưỡng năng lực quản lý cho đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học tỉnh Ninh Bình.

Để khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp tăng cường bồi dưỡng năng lực quản lý cho đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học tỉnh Ninh Bình, chúng tôi đã tiến hành thăm dò ý kiến của 56 đối tượng nêu trên.

Căn cứ vào bảng gợi ý, chúng tôi thu được kết quả sau:

Bảng số 16: KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM MỨC ĐỘ CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ

CHO HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC TỈNH NINH BÌNH

STT Biện pháp Rất Mức độ cần thiết (%) Tính khả thi (%)

cần Cần Ít cần Khôn g cần Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Khôn g khả thi 1

Tăng cường nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng năng lực quản lý cho hiệu trưởng các trường tiểu học. 75,0 25,0 0 0 58,9 41,1 0 0 2 Xây dựng và thực hiện tốt qui hoạch phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học.

88, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6 21,4 0 0 58,9 39,3 1,8 0

Một phần của tài liệu Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực quản lý cho hiệu trưởng các trường tiểu học tỉnh Ninh Bình của sở giáo dục và đào tạo (Trang 84 - 88)