tạo – bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học.
Mục tiêu:
Khẳng định vị trí, vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng trong việc hoạch định chiến lược cán bộ, trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, đồng chí Đỗ Mười đã nhấn mạnh: “Một trong
những nội dung quan trọng nhất của chiến lược cán bộ là phải tạo được nguồn cán bộ, xây dựng được qui hoạch cán bộ và chăm lo đào tạo, bồi dưỡng cán bộ”.
Đào tạo – bồi dưỡng là sự trang bị những kiến thức về khoa học tự nhiên, xã hội, khoa học quản lý về GD - ĐT; là quá trình truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm, nắm bắt những kỹ năng, kỹ xảo trong hoạt động quản lý nhằm hình thành nên những phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn cho mỗi người hiệu trưởng.
Đào tạo – bồi dưỡng còn nhằm uốn nắn những lệch lạc và sự thiếu hụt về cách thức tổ chức và tiến hành một hay nhiều công việc trong hoạt động quản lý, tạo điều kiện cho người hiệu trưởng có tầm nhìn xa hơn, giải quyết công việc một cách sáng tạo, khoa học hơn.
Trước thực trạng đội ngũ hiệu trưởng và thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học tỉnh Ninh Bình; để có được đội ngũ hiệu trưởng với chất lượng cao đáp ứng những đòi hỏi đặt ra trong công cuộc CNH – HĐH đất nước cũng như trước yêu cầu đổi mới của sự nghiệp GD - ĐT, nhiệm vụ đặt ra cho ngành Giáo dục - Đào tạo là phải xây dựng được những biện pháp đào tạo, bồi dưỡng với mục tiêu không ngừng nâng cao năng lực và phẩm chất nhân cách của người hiệu trưởng.
Nội dung:
Khi nói về nội dung đào tạo – bồi dưỡng cán bộ, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã nêu:
“Lấy tiêu chuẩn cán bộ làm căn cứ xây dựng chương trình đào tạo – bồi dưỡng thống nhất trong hệ thống các trường. Nội dung đào tạo phải thiết thực, phù hợp với yêu cầu đối với từng loại cán bộ, chú trọng cả phẩm chất đạo đức và kiến thức, cả lý luận và thực tiễn; bồi dưỡng kiến thức cơ bản và hướng dẫn kỹ năng thực hành”.
Nội dung ĐT – BD đội ngũ hiệu trưởng được thực hiện chủ yếu trong chương trình khung bồi dưỡng Hiệu trưởng trường tiểu học của Bộ GD - ĐT, ban hành kèm theo quyết định số 4195/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đồng thời trên cơ sở thực tiễn trình độ đội ngũ hiệu trưởng, tình hình phát triển
kinh tế – xã hội và sự nghiệp GD - ĐT của tỉnh cần xây dựng chương trình, kế hoạch và hình thức ĐT – BD cho phù hợp.
Có 5 học phần cơ bản cần được ĐT – BD trong trình chương trình khung là:
Học phần 1: Một số vấn đề về đường lối, chủ trương phát triển KT – XH, phát triển giáo dục quốc dân, giáo dục tiểu học.
Học phần 2: Tổng quan về quản lý nhà nước đối với giáo dục tiểu học, trường tiểu học.
Học phần 3: Một số vấn đề về nghiệp vụ quản lý hoạt động chuyên môn, phục vụ chuyên môn trường tiểu học.
Học phần 4: Cải tiến quản lý trường tiểu học, phát triển nhà trường đạt chuẩn Quốc gia.
Học phần 5: Xu thế phát triển của GD - ĐT nước ta và một số nước tiên tiến trên thế giới.
Tuy nhiên, để việc ĐT – BD thực sự có hiệu quả cao trên cơ sở chương trình khung đã nêu ở trên có thể lựa chọn để cụ thể hoá và bổ sung cho phù hợp với điều kiện cụ thể của đội ngũ hiệu trưởng, của giáo dục tiểu học tỉnh Ninh Bình.
Hình thức đào tạo – bồi dưỡng:
Nói về hình thức đào tạo – bồi dưỡng cán bộ, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã chỉ rõ:
“Kết hợp đào tạo chính qui với các hình thức khác cho từng loại cán bộ”. Như vậy, với xu hướng đa dạng và mềm hoá các hình thức đào tạo – bồi dưỡng, kết hợp giữa ngắn hạn và dài ngày, cử đi học và tự bồi dưỡng với các hình thức cụ thể sau:
* Về chuyên môn nghiệp vụ sư phạm:
- Đào tạo tập trung chuyên tu tại cơ sở đào tạo.
- Đào tạo tại chức tại cơ sở đào tạo chia làm nhiều đợt học (theo từng học phần).
- Thực hiện đào tạo từ xa, kết hợp với tự học có hướng dẫn.
* Về lý luận chính trị, khoa học và năng lực quản lý:
- Đào tạo tập trung tại cơ sở đào tạo theo chương trình ĐT – BD của Bộ GD - ĐT cho hiệu trưởng đã được đề bạt và hiệu trưởng dự nguồn.
- Bồi dưỡng lý luận chính trị với hình thức tập trung. - Đi thực tế các đơn vị điển hình trong và ngoài tỉnh.
- Đẩy mạnh hoạt động tự học, tự bồi dưỡng, đúc rút kinh nghiệm và phổ