Tình hình kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực quản lý cho hiệu trưởng các trường tiểu học tỉnh Ninh Bình của sở giáo dục và đào tạo (Trang 35 - 36)

Ninh Bình là tỉnh chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp. Ngoài nghề chính là sản xuất nông nghiệp, Ninh Bình còn có một số nghề tiểu thủ công nghiệp khá nổi tiếng như: chạm khắc đá, thêu ren ở Hoa Lư; chiếu cói, nuôi trồng thuỷ sản ở Kim Sơn…

Tuy có tiềm năng về du lịch song ngành Du lịch còn phát triển chậm.

Nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong GDP, công nghiệp và du lịch, dịch vụ còn chiếm tỷ trọng thấp. So với cả nước thì Ninh Bình còn chậm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Là một tỉnh nghèo, còn gặp nhiều khó khăn, song đánh giá tổng quát từ khi tái lập tỉnh (4/1992) đến nay, tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh Ninh Bình có những chuyển biến rất quan trọng.

Kinh tế phát triển với tốc độ tăng trưởng nhanh hơn các thời kỳ trước đây. So với năm 2000, đến năm 2005, GDP tăng gấp 2,1 lần (bình quân mỗi năm tăng 20,5%), giá trị sản xuất nông nghiệp tăng trên 2 lần, sản xuất lương thực gấp 2,2 lần (bình quân lương thực đầu người gấp 2 lần). Sản xuất thuỷ, hải sản gấp 2,4 lần. Công nghiệp địa phương gấp 2,7 lần (bình quân mỗi năm tăng 13%). Vốn đầu tư xây dựng cơ bản khu vực nhà nước gấp 10 lần. Thu ngân sách trên địa bàn gấp 3,9 lần.

Năm 2005 tốc độ tăng trưởng GDP đạt 21,2%; giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản tăng 4,6%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 52,8%; giá trị các ngành dịch vụ tăng 14,9%; giá trị sản xuất hàng xuất khẩu đạt 50,3 triệu USD, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 22 triệu USD. Cơ cấu kinh tế (theo GDP) là: Nông, lâm, thuỷ sản: 30,9%; Công nghiệp – Xây dựng: 35,7%; Dịch vụ: 33,4%. Thu ngân sách trên địa bàn 639 tỉ đồng.

Các mặt văn hoá, xã hội phát triển tích cực. Đời sống nhân dân ổn định và cải thiện rõ rệt về mọi mặt: Giáo dục - Đào tạo phát triển cả về quy mô, số lượng và chất lượng các cấp học, bậc học. Mạng lưới y tế từ tỉnh đến cơ sở được tăng cường cả về cán bộ và cơ sở vật chất, trang thiết bị khám chữa bệnh. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở cộng đồng giảm từ 31,7% năm 2001 xuống còn 25% năm 2005. Mức giảm tỷ lệ sinh 0,03%. Giải quyết việc làm bình quân mỗi năm 16.000 lao động. Các hoạt động thông tin báo chí, phát thanh truyền hình, văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao phát triển cả về bề rộng và chiều sâu. Thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn tăng 4 lần, khu vực thị xã tăng 5,5 lần. Trang thiết bị sinh hoạt trong mỗi gia đình thay đổi rõ rệt. Số hộ nghèo giảm từ 13,7% năm 2001 xuống còn 6,2% năm 2005.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực quản lý cho hiệu trưởng các trường tiểu học tỉnh Ninh Bình của sở giáo dục và đào tạo (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w