huy khả năng và năng lực trong việc quản lý toàn diện nhà trường.
Mục tiêu:
Môi trường và các điều kiện làm việc là vấn đề rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ của người hiệu trưởng. Trong thực tế, đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học tỉnh Ninh Bình về cơ bản luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, vẫn còn số lượng không ít hiệu trưởng trường tiểu học hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ thấp. Nguyên nhân của hạn chế đó ngoài sự yếu kém về trình độ quản lý trường học, còn một lý do khá quan trọng, đó là môi trường và các điều kiện làm việc chưa thuận lợi.
Chính vì vậy, để nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường tiểu học, bên cạnh sự tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu của người hiệu trưởng thì việc tăng cường các điều kiện lao động, tạo môi trường làm việc thuận lợi cho đội ngũ này là yêu cầu rất cần thiết, bởi lẽ nó phát huy được tiềm năng trong mỗi người hiệu trưởng và tạo điều kiện tốt giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Nội dung – Cách thức tiến hành:
- Đảm bảo các điều kiện thiết yếu cho hiệu trưởng: Từ cơ chế điều hành, điều kiện trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho nhiệm vụ quản lý đến cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ dạy - học trong nhà trường.
- Thực hiện đổi mới nội dung, hình thức đào tạo – bồi dưỡng với phương châm lấy tự học, tự bồi dưỡng là chính. Tuy nhiên, người học phải được cung cấp đầy đủ giáo trình, tài liệu, đồng thời đơn vị tổ chức học tập phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá, khuyến khích và động viên kịp thời. Bên cạnh đó việc đầu tư
kinh phí mua sắm các trang thiết bị: Máy vi tính, đầu video, đài, sách báo, tạp chí… cũng là những thiết bị cần thiết để người hiệu trưởng tiếp nhận thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời.
- Xây dựng và thực hiện chính sách đào tạo – bồi dưỡng khoa học, hợp lý. Để làm được điều này, trước hết cần tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho người hiệu trưởng được đào tạo, bồi dưỡng và học hỏi kinh nghiệm giúp họ có điều kiện không ngừng phát triển. Kết hợp đa dạng các loại hình đào tạo cho phù hợp với thực tế địa phương và của đội ngũ hiệu trưởng. Có chế độ chính sách thoả đáng cho hiệu trưởng tham gia học tập, nghiên cứu, đặc biệt đối với cán bộ trong diện qui hoạch. Có chính sách động viên, khuyến khích những hiệu trưởng phấn đấu học tập vượt chuẩn đào tạo.
- Bố trí, sắp xếp hiệu trưởng đúng vị trí, phù hợp với tình hình năng lực của họ là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tăng cường hiệu quả quản lý. Thực hiện tốt chính sách khen thưởng, kỷ luật đối với hiệu trưởng cũng là một điều kiện để động viên, khuyến khích họ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
- Đẩy mạnh hoạt động xã hội hoá giáo dục thông qua Hội đồng giáo dục các cấp. Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa: Nhà trường – Gia đình – Xã hội trong việc giáo dục học sinh.
- Giành một phần kinh phí cho việc giao lưu, tham quan học tập kinh nghiệm giáo dục trong và ngoài tỉnh giúp cho đội ngũ hiệu trưởng có thêm những thông tin cần thiết trong quản lý và cũng là dịp để bồi dưỡng năng lực hoạt động thực tiễn cho đội ngũ này.
Trên đây là một số biện pháp tăng cường bồi dưỡng năng lực quản lý cho đội ngũ hiệu trưởng tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, để thực hiện có hiệu quả các biện pháp trên không phải là điều dễ dàng nếu không có sự quan tâm, phối hợp đồng bộ của các cấp lãnh đạo Đảng, Chính quyền cùng với sự phấn đấu, tu dưỡng rèn luyện, tự học tập nâng cao trình độ của mỗi người hiệu trưởng. Vì vậy, tuy thời gian nghiên cứu đề tài chưa nhiều, song trong khi xây dựng các biện pháp trên, chúng tôi đã kiểm chứng, thăm dò ý kiến của các đồng
chí lãnh đạo Sở, lãnh đạo và chuyên viên phòng Giáo dục tiểu học, phòng Tổ chức cán bộ Sở, lãnh đạo và chuyên viên phụ trách Giáo dục tiểu học của 8 Phòng giáo dục và 20 hiệu trưởng trường tiểu học có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp cũng như là mức độ cần thiết của các nội dung và hình thức đào tạo – bồi dưỡng.