Hiện trạng sử dụng phân bón trong sản xuất nơng nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh xử lý rơm rạ ứng dụng làm phân bón hữu cơ (Trang 41 - 43)

Ngày nay, sản xuất nông nghiệp trên thế giới đã có những tiến bộ vượt bậc về năng suất, chất lượng và hiệu quả. Các yếu tố góp phần vào sự tiến bộ đó ngồi những cải tiến về giống, kỹ thuật canh tác,... thì phân bón là một yếu tố rất quan trọng. Tuy nhiên, việc sử dụng phân bón trong trồng trọt cho tới nay vẫn cịn chưa hợp lý. Nhiều nơi người dân lạm dụng phân bón hóa học mà khơng chú ý tới việc bổ sung các nguồn phân bón hữu cơ vào đất.

Bón phân khơng cân đối dẫn đến tình trạng vừa thừa vừa thiếu dinh dưỡng đồng thời gây nên hiện tượng chai cứng, giảm độ phì, thay đổi tính chất vật lý, hóa học và sinh học của đất trồng. Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều, hiện tượng xói mịn, rửa trơi do thời tiết là điều không thể tránh khỏị Để hình thành 1 cm mùn cho đất cần có một thời gian hàng trăm năm nếu khơng có biện pháp canh tác, bón phân và sử dụng phân bón hợp lý thì chỉ qua một vụ mưa lượng mùn bị rửa trôi bằng cả thời gian chục năm hình thành và tích tụ. Do khơng cân đối dinh dưỡng nên hiện tượng suy kiệt dinh dưỡng đất đã và đang xảy ra ngày càng trầm trọng. Tại châu Phi từ năm 1945 đến năm 1990 đã có 20,4 triệu ha bị thối hóa nhẹ; 8,8 triệu ha bị thối hóa vừa và 6,6 triệu ha bị thối hóa nặng. Tỷ lệ này tương ứng ở châu Á là 4,6 triệu ha; 9,0 triệu ha và 1 triệu ha, ở Nam Mỹ là 24,5 triệu ha; 31,1 triệu ha và 12,6 triệu hạ Ở Việt Nam diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất có

Trường Đại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………….. 33 hiện tượng giảm độ phì nhiêu và sức sản xuất kém chiếm tới 50 % diện tích đất tồn quốc.

Mặt khác, phải kể đến ảnh hưởng bất lợi của phân bón hóa học đến mơi trường sinh thái đó là nguy cơ gây ngộ độc nitrat, phú dưỡng nước và tích lũy kim loại nặng trong nơng sản.

Liều lượng phân đạm cao trong đất có thể làm tăng hàm lượng nitrat trong nước uống, rau, nước quả... và là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh xanh da, vì trong hệ thống tiêu hóa nitrat (NO3) bị khử thành nitrit (NO2) biến hồng cầu (Haemoglobin) vận chuyển oxy trong máu thành Methemoglobin. Nitrat với liều lượng cao ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của tuyến giáp và gây ngộ độc có thể dẫn đến tử vong cho ngườị Ngoài ra, nitrit khi ở trong cơ thể sẽ phản ứng với amin và tạo thành nitroamin - một tác nhân gây ung thư.

Thơng qua việc bón, phân đạm, lân và các yếu tố dinh dưỡng khác tích lũy trong sông, ao, hồ, đập chứạ.. gây nên hiện tượng phú dưỡng nguồn nước. ở những nơi đó, rong rêu phát triển tranh chấp oxy với cá và các động vật thủy sinh khác, gây tắc nghẽn dòng chảỵ Khi chết đi, chúng để lại một khối lượng sinh khối lớn, bị vi sinh vật phân hủy gây mùi hơi thối khó chịu, ơ nhiễm nguồn nước và khơng khí. Ngồi ra, phân bón lân hóa học có chứa nhiều kim loại nặng đặc biệt là Cadimi (Cd) khi được bón vào đất cây trồng sẽ sử dụng và gây nên nguy cơ tích lũy kim loại nặng trong nơng sản.

Thực tế sản xuất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam đã khẳng định, phân bón trong giai đoạn vừa qua đã có nhiều đóng góp tích cực. Số lượng, chất lượng và chủng loại phân bón ngày một tăng cao, góp phần quan trọng trong việc bảo đảm an ninh lương thực. Song mặt khác, việc sử dụng gia tăng phân bón hóa học trong sự mất cân đối nghiêm trọng giữa các yếu tố dinh dưỡng đã gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sản xuất và môi trường sinh tháị Để phát triển nơng nghiệp bền vững, cần phải có chiến lược an tồn dinh dưỡng cho đất và cây trồng: đó là bảo đảm cung cấp đủ liều lượng cần thiết các chất dinh dưỡng thiết yếu đúng lúc cây cần, theo tỷ lệ cân đối giữa

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp………………….. 34 các chất trong phân bón phù hợp với yêu cầu từng loại cây trên các vùng đất trồng dưới các điều kiện thời tiết, khí hậu khác nhau: an tồn dinh dưỡng cho cây và đất trồng cũng có nghĩa bảo đảm và phát triển hệ sinh thái đất. Đất trồng không chỉ là tập hợp các nguyên tố hóa học, mà cịn là một thế giới sống, là nơi trú ngụ và sinh sống của hàng triệu triệu sinh vật, nơi từng giờ, từng phút diễn ra hàng loạt các phản ứng lý, hóa và sinh học. Thơng qua các phản ứng lý, hóa, sinh học và các hoạt động của sinh vật sống, đất trồng mới có điều kiện để hồi phục và cân bằng thông qua các quy luật của tự nhiên. Nếu phá vỡ các quy luật này, đất sẽ bị hủy hoại và khơng phát huy được vai trị của nó. Bảo đảm an toàn dinh dưỡng cho cây và đất trồng không chỉ nâng cao năng suất, chất lượng nơng sản, giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế mà cịn góp phần bảo vệ mơi sinh, mơi trường thông qua việc tạo thế cân bằng trong tự nhiên, giảm bớt hóa chất độc sử dụng trong phịng trừ sâu bệnh hại cây trồng. Chiến lược an toàn dinh dưỡng cho cây và đất trồng là sử dựng cân đối phân bón hóa học và phân bón sinh học cho cây trồng phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng và điều kiện đất đai, khí hậu trong đó phân bón sinh học có vai trị vơ cùng quan trọng. Phân bón sinh học khơng chỉ cung cấp cho cây trồng các chất dinh dưỡng cần thiết mà cịn góp phần duy trì độ phì nhiêu của đất trong q trình canh tác, do vậy có vai trị rất quan trọng trong thâm canh. Phân bón sinh học là nhóm phân bón có nguồn gốc từ các chất liệu sinh học bao gồm các loại phân vi sinh vật, phân hữu cơ được chế biến thơng qua q trình lên men vi sinh vật (compost).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh xử lý rơm rạ ứng dụng làm phân bón hữu cơ (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)