Các loại vi sinh vật được chọn để tạo chế phẩm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh xử lý rơm rạ ứng dụng làm phân bón hữu cơ (Trang 35 - 36)

* Vi khuẩn: Vi khuẩn phân giải xenluloza: Có khả năng sinh trưởng ở nhiệt độ cao, bên cạnh hoạt tính phân giải hợp chất ligno - xenluloza, cịn sinh nhiều enzym ngoại bào phân huỷ các hợp chất cao phân tử khác như protein, tinh bột. Ưu điểm của những vi khuẩn chịu nhiệt này là sinh trưởng khá nhanh, do đó có thể lấn át các nhóm vi sinh vật khơng hữu ích khác [17].

Vi khuẩn sinh kích thích sinh trưởng thực vật: Các vi khuẩn mà trong q trình trao đổi chất có khả năng tổng hợp các hoocmon thực vật như: axit indolaxetic, xifokinin. Các chủng này thường được bổ sung vào giai đoạn cuối của quá trình sản xuất phân ủ và phát huy tác dụng khi được bổ sung vào đất trồng trọt.

Các chủng vi khuẩn thường sử dụng thuộc giống Bacillus như B.

subtilis, B. mesentericus, B. megatherium, B. lincheniformis, B. thermophilus

(hoặc B. stearothermophilus).

* Xạ khuẩn: Các chủng xạ khuẩn có khả năng phân giải nhanh các hợp

chất cao phân tử trong rác. Trong đó hoạt tính phân giải các hợp chất ligno - xenluloza là nổi bật hơn cả. Ngồi ra cịn có khả năng sinh các chất kích thích sinh trưởng các kháng sinh chống nấm và vi sinh vật gây bệnh cây trồng khác. Vì vậy, trong đất xạ khuẩn có khả năng phát huy tác dụng với cây trồng. Nhờ khả năng chịu nhiệt độ cao mà xạ khuẩn có thể sinh trưởng và hoạt động mạnh mẽ trong đống ủ thực tế. Xạ khuẩn được bổ sung thường là các chủng xạ khuẩn có mặt khi khối ủ có nhiệt độ khoảng 65 ÷ 75 oC và có thể giữ các chủng thuần khiết ở dạng bào tử [17].

* Vi nấm: Các chủng vi nấm sử dụng trong chế phẩm có dải nhiệt độ

cho sinh trưởng khá rộng. Hoạt động của vi nấm diễn ra mạnh ở giai đoạn đầu của q trình ủ hiếu khí. Ngồi khả năng phân giải xenluloza, cịn có thể sinh một số enzym ngoại bào khác như proteaza, amylazạ Hoạt động của chủng này phân huỷ nhanh chóng các chất hữu cơ tạo ra các sản phẩm làm cơ chất

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………….. 27 cho các vi sinh vật hữu ích khác phát triển. Vi nấm phân giải photphat rất cần trong q trình biến đổi các photphat khó tan thành dạng cây dễ hấp thụ, nâng cao chất lượng phân thành phẩm.

Các loài nấm mốc (vi nấm hay nấm sợi) thường được bổ sung là

Aspergillus oryzae, Ạ niger, Rhizopus, đặc biệt là Tricoderma viside và Chaetonium cellulolyticum. Các chủng nấm Tricoderma ưa ấm và có hoạt tính

xenlulaza rất cao, nhưng Chaetomium cellulolyticum ưa nhiệt có khả năng

phân hủy lignin nhanh gấp 1,5 ÷ 2,0 lần so với Tricoderma.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh xử lý rơm rạ ứng dụng làm phân bón hữu cơ (Trang 35 - 36)