Hiệu quả kinh tế của phân hữu cơ từ rơm rạ bón cho cây cà chua

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh xử lý rơm rạ ứng dụng làm phân bón hữu cơ (Trang 89 - 92)

IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

a/ Phân ủ rơm rạ sau ủ 30 ngày; b/ Phân ủ rơm rạ sau khi phơi, sàng; c/ Phần còn lại sau khi sàng

4.5.2. Hiệu quả kinh tế của phân hữu cơ từ rơm rạ bón cho cây cà chua

Cũng như trong sản xuất lúa, nâng cao hiệu quả kinh tế là mục tiêu hàng đầu của bà con nông dân trồng cà chuạ Để đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân hữu cơ từ rơm rạ đối với đối với cây cà chua, chúng tơi tiến hành theo dõi tính chi phí sản xuất, năng suất, tổng thu và lãi thuần thu được từ hai cơng thức thí nghiệm. Kết quả thể hiện ở bảng 4.16. cho thấy về tổng chi phí, khi trồng cà chua có sử dụng phân ủ rơm rạ để bón chi phí sẽ thấp hơn so với sử dụng phân chuồng. Tổng chi phí ở cơng thức TN là 83, 872 triệu đồng/ha thấp hơn so với công thức ĐC 3,19 triệu đồng/hạ Về tổng thu, do ở cơng thức TN có năng suất cao hơn nên tổng thu cao hơn so với công thức ĐC là 10,25 triệu đồng. Kết quả cũng cho thấy lãi thuần ở công thức TN

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………….. 81 cao hơn so với công thức ĐC là 13,44 triệu đồng. Như vậy, sự tăng lãi thuần đạt được ở công thức TN so với đối chứng đạt được do hai yếu tố chi phí phân hữu cơ từ rơm rạ thấp hơn chi phí phân chuồng và năng suất cà chua khi bón phân ủ rơm rạ cao hơn khi bón phân chuồng.

Bảng 4.16. Hiệu quả kinh tế của phân hữu cơ từ rơm rạ bón cho cà chua

(tính trên 1 ha)

Đơn vị: nghìn đồng

STT Chi phí sản xuất Ruộng ĐC Ruộng TN

I Nhân công 41.530 41.530 II Vật tư 45.532 42.342 Phân NPK 7.153 7.153 Phân vi lượng 8.400 8.400 Chế phẩm AFA 680 680 Phân chuồng 9.900 Phân RR 6.710 Giống 4.986 4.986 Thuốc BVTV 840 840 Cây dóc 13573 13573

III Tổng chi phí = (I) +(II) 87.062 83.872

IV Tổng thu 133.750 149.250

V Lãi thuần = (IV) – (III) 46.688 65.378

Giá vật tư (tháng 10/2011): Giống: 150 đ/cây giống, Phân NPK: 11.500 đ/kg, Phân vi lượng Utha 60.000đ/kg, Cây dóc 700 đ/cây, chế phẩm AFA 170.000 đ/lít. Giá cà

chua thương phẩm tháng 1/2012: trung bình 2.500 đ/kg.

Như vậy, cũng như đối với lúa, khi bón phân hữu cơ từ rơm rạ cho cà chua đã giúp nâng cao năng suất so với bón phân chuồng. Có thể thấy rằng, do được sản xuất từ nguồn nguyên liệu thực vật, chứa các yếu tố dinh dưỡng mà cây lúa lấy đi từ đất nên khi bón trở lại đất loại phân này đã hoàn lại những yếu tố một cách đầy đủ và cân đốị Ngoài ra, do bổ sung các vi sinh vật

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp………………….. 82 có lợi trong q trình ủ nên khi bón vào đất, hệ vi sinh vật này tiếp tục phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng hấp thu các chất dinh dưỡng.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………….. 83

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh xử lý rơm rạ ứng dụng làm phân bón hữu cơ (Trang 89 - 92)