Các nghiên cứu ứng dụng vi sinh vật trong xử lý chất thải hữu cơ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh xử lý rơm rạ ứng dụng làm phân bón hữu cơ (Trang 26 - 28)

hữu cơ

Trước tình trạng ơ nhiễm rác thải và phế thải ngày càng trầm trọng và nhu cầu sản xuất phân hữu cơ cho sản xuất nơng nghiệp an tồn ngày càng lớn, nhiều nhà khoa học môi trường và sinh học đã bắt tay vào nghiên cứu, khai thác các nguồn hữu cơ tự nhiên có từ hoạt động sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) và từ sinh hoạt của con người hàng ngày (ăn uống, chế biến,...) để tái chế thành phân bón hữu cơ. Cùng với sự góp mặt của cơng nghệ sinh học, hàng vạn, hàng triệu tấn phế thải hữu cơ đã được xử lý tạo ra sản phẩm cuối cùng là CO2, nước và phân ủ. Đã có rất nhiều nghiên cứu cơ bản và chuyên sâu của các nhà khoa học thế giới, từ đó giúp hồn thiện và rút ngắn quá trình ủ phân đồng thời tạo ra sản phẩm với chất lượng tốt nhất.

Xuất phát từ mặt ưu việt của phương pháp xử lý phế thải hữu cơ bằng biện pháp sinh học (sử dụng các chế phẩm VSV) nhiều tác giả trong nước cũng đã dầy công đầu nghiên cứu, từng bước hồn thiện các quy trình xử lý phế thải hữu cơ một các hoàn thiện và triệt để nhất.

Nghiên cứu của Phạm Văn Ty và cs (1998) đã phân lập được hàng trăm chủng VSV có khả năng phân giải xenluloza, lignin, hemixenlulozạ Tác giả đã xây dựng được quy trình sản xuất chế phẩm phân giải các chất hữu cơ. Kết quả thử nghiệm xử lý phế thải hữu cơ bằng chế phẩm VSV này đã rút ngắn thời gian ủ xuống cịn 45 ÷ 60 ngày, so với phương pháp ủ tự nhiên phải ủ từ 6 ÷ 12 tháng [32].

Đề tài cấp nhà nước KHCN 02 - 06 A, giai đoạn 1998 đã nghiên cứu và áp dụng cơng nghệ sinh học trong sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ nguồn phế thải hữu cơ rắn. Đề tài đã phân lập từ mẫu đất và mẫu rác ở một số tỉnh phía bắc, tuyển chọn được hai chủng xạ khuẩn X50 thuộc loài Streptomyces gougero và chủng xạ khuẩn Streptomyces macrosporrus X20; 2 chủng vi

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………….. 18 2 chủng nấm là N11 thuộc loài Ạ Japonicus và N3 thuộc loài Ạ Unilateralis. Các chủng giống này là các chủng giống có khả năng phân hủy chuyển hóa các hợp chất hữu cơ khó phân giải như xenluloza, hemixenlulozạ.. caọ Khi nghiên cứu tác động của VSV vào quá trình phân hủy rác, các tác giả nhận thấy khi chúng tác động đồng thời theo tỷ lệ phối trộn 1:1:1 giữa xạ khuẩn, vi khuẩn và nấm sợi sẽ cho hiệu quả cao hơn khi chúng có tác động riêng rẽ.

Đề tài cấp nhà nước KC 02 – 04 giai đoạn 1996 - 2000, Lê Văn Nhương và cs đã phân lập và tuyển chọn được hai chủng xạ khuẩn là S59 và S16 có hoạt tính phân giải tinh bột, xenluloza caọ Khi thử nghiệm mức độ chuyển hóa xenluloza của các xạ khuẩn trên mơi trường có bổ sung 5 g rơm rạ hoặc vỏ lạc đã xử lý kiềm và nhận thấy chúng làm giảm cơ chất rơm 37,78 % so với đối chứng. Khi nuôi trên môi trường rơm, vỏ lạc đã qua xử lý kiềm thì chủng S59 đã làm giảm hàm lượng xenluloza là 43,03 % (rơm) và 39,37 % (vỏ lạc); chủng S116 giảm 40,7 % (rơm) và giảm 37,34 % (vỏ lạc) so với đối chứng [16].

Năm 2003, Lý Kim Bảng và cs, đã nghiên cứu hiệu quả sử dụng chế phẩm Micromix 3 trong xử lý rác thải bằng phương pháp ủ hiều khí tại nhà máy chế biến phế thải Việt Trì, Phú Thọ. Thí nghiệm được các tác giả bố trí như sau: Rác được cho vào các bể lên men có dung tích 150 m3, bể đối chứng và bể thí nghiệm được bổ sung 8 kg đạm ure, 16 kg rỉ đường, riêng bể thí nghiệm có bố sung 30 kg chế phẩm micromix 3 đã thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy triệt để hơn, thời gian ủ rút ngắn từ 50 ngày xuống còn 40 ngày, hàm lượng mùn thu được tăng hơn 22 %, đặc biệt hàm lượng mùn tinh tăng hơn 50% so với đối chứng. Nếu tính trung bình mỗi tháng trước đây nhà máy xử lý được 15 bể ủ thì việc bổ sung chế phẩm micromix 3 đã nâng lên 18 bể ủ (do thời gian xử lý được rút ngắn hơn), qua đó cũng làm tăng nguồn thu nhập hàng tháng cho công ty [6].

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………….. 19 Phan Bá Học (2007) trong nghiên cứu “ứng dụng chế phẩm vi sinh vật xử lý tàn dư tực vật trên đồng ruộng thành phân hữu cơ tại chỗ bón cho cây trồng trên đất phù sa sơng Hồng” đã có kết luận: Cứ 1 tấn rơm rạ ủ thì cho ra 0,2 ÷ 0,25 tấn phân hữu cơ; 1 tấn thân là ngô sau khi ủ cho ra 0,3 ÷ 0,33 tấn phân hữu cơ; 1 tấn thân và lá khoai tây thu được 0,2 tấn phân ủ, 1 tấn các loại rau màu khác cho 1,15 ÷ 0,3 tấn phân ủ [12].

Lưu Hồng Mẫn và cs ở Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long đã khai thác nấm Tricoderma, là nguồn vi sinh vật có khả năng phân hủy rơm rạ

nhanh, hạn chế được sự phát triển của nấm bệnh khô vằn lưu tồn trong rơm rạ, để điều chế thành công chế phấm sinh học phân hủy rơm ra, tạo nguồn phân hữu cơ cho đất. Nếu sử dụng 10kg chế phẩm cho 1ha rơm rạ sau thu hoạch thì trong khoảng thời gian 4 tuần sẽ tạo được khoảng 6 tấn phân hữu cơ tại chỗ. Chế phẩm vi sinh vật phân hủy rơm được nghiên cứu và sản xuất thành 2 dạng: dạng xử lý trực tiếp vào rơm và dạng hòa tan trong nước tưới hoặc phun trực tiếp vào rơm. Thời gian để chế phẩm sinh học phân hủy rơm rạ là 5 ÷ 6 tuần sau khi xử lý. Rơm rạ xử lý ở các thời điểm khác nhau khi được bón trả lại cho vụ mùa khơng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cây lúa [14, 19].

Như vậy, áp dụng các biện pháp sinh học trong xử lý chất thải hữu cơ đã được các nhà khoa học trong nước và thế giới quan tâm, tập trung nghiên cứụ Trong tình hình hiện nay, lượng rác thải hữu cơ ngày càng nhiều, các biện pháp xử lý khác khơng thể đảm bảo xử lý hiệu quả thì biện pháp xử lý bằng vi sinh vật khơng những góp phần giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường mà cịn tạo ra một ngồn phân hữu cơ sinh học rất lớn dùng để bón cho cây trồng, giảm bớt chi phí về phân bón cho sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh xử lý rơm rạ ứng dụng làm phân bón hữu cơ (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)