Đặc điểm sinh học của các chủng vi khuẩn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh xử lý rơm rạ ứng dụng làm phân bón hữu cơ (Trang 62 - 65)

IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1.1.Đặc điểm sinh học của các chủng vi khuẩn nghiên cứu

Đặc điểm hình thái tế bào và khuẩn lạc của các chủng vi khuẩn nghiên cứu được xác định khi nuôi cấy trên môi trường MPA, sau 48 giờ, tiến hành quan sát hình thái tế bào và hình thái khuẩn lạc.

a/ b/

c/ d/

Hình 4.1. Hình dạng khuẩn lạc và tế bào vi khuẩn để sản xuất chế phẩm

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………….. 54 Các nhà vi sinh vật học cho rằng chủng vi sinh vật nào có khả năng mọc nhanh, đường kính khuẩn lạc lớn, khoảng pH hoạt động rộng, khả năng cạnh tranh lớn, chủng đó sẽ có mật độ tế bào lớn, sức sống lớn và khả năng chống chịu các điều kiện bất thuận cao, thích nghi tốt ở nhiều vùng sinh thái khác nhau, từ đó sẽ phát huy vai trị chủ đạo của chúng trong mơi trường sống một cách tối ưu nhất.

Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh học của hai chủng vi khuẩn TD02 và TD04 cho thấy, cả hai loại vi khuẩn lựa chọn đều có tế bào hình que ngắn, kích thước tế bo t 1,0 ữ 2,0 àm. Hỡnh thỏi t bo của hai chủng vi khuẩn gần như giống nhau nhưng hình thái khuẩn lạc của chúng lại hoàn toàn khác nhaụ Khuẩn lạc của chủng TD02 lồi, trắng đục, còn khuẩn lạc của chủng TD04 nhẵn, màu trắng kem có viền răng cưa (hình 4.1).

Bảng 4.1. Đặc điểm sinh học của các chủng vi khuẩn

Ký hiệu 2 chủng vi khuẩn Đặc điểm

TD02 TD04

Màu sắc khuẩn lạc Trắng đục Trắng kem Bề mặt khuẩn lạc Lồi Nhẵn, có răng cưa Kích thước tế bào (àm) 1 ữ 2 1 ÷ 2

Nhuộm Gram + +

Tạo bào tử Không Không

Thủy phân tinh bột + ++

Thủy phân gelatin ++ +++

Thủy phân cazein + +

Pepton hóa sữa + ++

Nhiệt độ thích hợp 35 ÷ 65 oC 35 ÷ 65 oC

pH thích hợp 6,5 ÷ 7,5 6,5 ÷ 7,5

Khả năng chịu NaCl (g/l) 1 ÷ 5 1 ÷ 5

Ghi chú: +++ khả năng thủy phân mạnh, ++ khả năng thủy phân tốt

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………….. 55 Cả hai chủng vi khuẩn đều là vi khuẩn Gram +, khơng sinh bào tử, có khả năng phân giải tốt các nguồn cơ chất khác đó là khả năng phân giải tinh bột, gelatin, phân giải sữa, thủy phân cazein tốt. Cả hai chủng vi khuẩn đều phát triển tốt ở dải nhiệt độ từ 35 oC ÷ 65 oC. Điều này chứng tỏ hai chủng vi khuẩn lựa chọn đều là những vi sinh vật ưa nhiệt. Các chủng vi khuẩn đều phát triển tốt ở pH từ 6,5 ÷ 7,5 và có khả năng chịu muối NaCl trong dải từ 1 ÷ 5 g/lít. Các đặc điểm sinh lý của hai chủng vi khuẩn cho thấy, hai chủng này thích hợp để bổ sung vào chế phẩm vi sinh vật xử lý chất thải hữu cơ.

Từ kết quả nghiên cứu các đặc điểm hình thái khuẩn lạc, tế bào, tính chất ni cấy phân loại cho thấy: các chủng TD02 và TD04 đều là trực khuẩn Gram (+), sinh bào tử và thuộc chi Bacillus. Ngoài ra, khi tiến hành phân loại 2 chủng theo kit chuẩn sinh hóa API 50 CHB. Kit này dùng để phân loại Gram (+), đặc biệt là các chủng thuộc giống Bacillus. Khả năng sử dụng cơ chất của 2 chủng TD02 và TD04 thể hiện ở hình 4.2 và bảng 4.2.

a/ b/

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………….. 56

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh xử lý rơm rạ ứng dụng làm phân bón hữu cơ (Trang 62 - 65)