Lợi ích của phân hữu cơ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh xử lý rơm rạ ứng dụng làm phân bón hữu cơ (Trang 39 - 41)

Phân hữu cơ sinh học hay hữu cơ truyền thống là loại phân tồn diện có đầy đủ đa, trung, vi lượng và các amino acid như : acid Aspartic, acid Glutamic, Lysin, Serin, Leucin, Histidin, Tryptophan, Alanin, Glycin…. các thành phần dinh dưỡng này rất cần thiết cho cây trồng mà phân vô cơ không thể thay thế được.

Phân hữu cơ sinh học hoặc hữu cơ truyền thống có tác dụng:

- Cải tạo hóa tính đất: trong q trình phân giải phân hữu cơ có khả

năng hịa tan, làm giảm khả năng di động của một số nguyên tố khoáng, hạn chế khả năng đồng hóa kim loại của cây, do đó sản phẩm nơng nghiệp trở nên

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp………………….. 31 sạch hơn. Việc hình thành các phức hữu cơ – vơ cơ làm tăng tính đệm của đất, điều này rất quan trọng đối với đất có thành phần cơ giới nhẹ.

- Cải tạo lý tính đất : tác dụng ổn định cấu trúc đất phụ thuộc vào bản

chất của chất hữu cơ làm tăng khả năng kết dính của hạt đất để tạo thành đồn lạp và làm giảm khả năng thám ướt khiến cho kết cấu được bền trong nước.

Bón phân hữu cơ sinh học hoặc hữu cơ truyền thống, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật có ích trong đất phát triển và hoạt động mạnh lên nhiều, giải phóng nhiều đạm hịa tan, độ ổn định của kết cấu đất tăng.

Chất hữu cơ giúp cho nước ngấm vào đất thuận lợi hơn, khả năng giữ nước của đất cao hơn, việc bốc hơi của mặt đất ít đi, do đó tiết kiệm được nước tưới, đồng thời khi mưa nhiều, đất thốt nước nhanh hơn, ít bị úng hơn.

- Phân hữu cơ sinh học tác động đến hệ sinh thái của đất. Trong quá

trình phân giải, phân hữu cơ cung cấp thêm thức ăn cho vi sinh vật có ích cả thức ăn khống và thức ăn hữu cơ, nên khi bón phân vào đất tập đồn vi sinh vật có ích phát triển nhanh, kể cả giun đất cũng phát triển. Một số chất có hoạt tính sinh học (phytohormone) được hình thành lại tác động đến việc tăng trưởng và trao đổi chất của cây”

Dùng phân vi sinh có thể thay thế được từ 50 ÷ 100 % lượng phân đạm hóa học (tùy từng loại cây trồng). Thực tế sản xuất cho thấy 1 tấn phân vi sinh thay thế cho 10 tấn phân chuồng. Bón phân vi sinh làm cho cây khỏe hơn, sinh trưởng nhanh hơn, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn, năng suất cây trồng có thể tăng từ 25 ÷ 30 %, chất lượng tốt hơn, mã quả đẹp hơn. Bón phân vi sinh có thể tiết kiệm được nhiều chi phí do giá phân hạ, giảm lượng phân bón, giảm số lần phun và lượng thuốc BVTV… nên hạ được giá thành sản phẩm, tăng thêm mức thu nhập cho nơng dân. Do bón vi sinh nên sản phẩm rất an toàn, lượng nitrat giảm đáng kể, đất không bị ô nhiễm, khả năng giữ ẩm tốt hơn, tăng cường khả năng cải tạo đất do các hệ sinh vật có ích hoạt động mạnh làm cho đất tơi xốp hơn, cây dễ hút thu dinh dưỡng hơn.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………….. 32 Xu hướng chung hiện nay trong sản xuất lúa trên thế giới là tạo ra sản phẩm phân hữu cơ vi sinh giàu dinh dưỡng và vi sinh vật để bón cho lúạ Nhiều quốc gia trên thế giới đã khuyến khích người dân sử dụng phân bón sinh học. Vì vậy, cơng nghệ ứng dụng chế phẩm sinh học để xử lý bèo tây, rơm rạ và các phụ phẩm nơng nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học, thay thế phân bón hóa học rất phù hợp với xu thế sản xuất nông nghiệp hiện nay của nhiều nước trên thế giớị Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh để bón cho cây trồng sẽ làm tăng năng suất cây trồng, hạn chế sâu bệnh, có tác dụng cải tạo đất tốt, tăng độ xốp và mầu mỡ cho đất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh xử lý rơm rạ ứng dụng làm phân bón hữu cơ (Trang 39 - 41)