2.3.4.1. Độ ẩm
Độ ẩm trong quá trình ủ là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến nhiệt độ và thời gian kết thúc quá trình ủ, là điều kiện cơ bản nhất để quá trình lên men diễn ra thuận lợị Sau khi hút nước, nguyên liệu sẽ trương lên, mềm ra có lợi cho sự phân giải của vi sinh vật. Khi nước di chuyển trong đống ủ thì các vi sinh vật cũng đi theo, làm cho đống ủ hoai đềụ Tuy nhiên, nếu độ ẩm q cao thì sẽ làm giảm diện tích tiếp xúc của nguyên liệu với khơng khí do các khe hổng bị lấp đầy nước, vi sinh vật không phát triển tốt, mặt khác, chất dinh dưỡng trong ngun liệu có thể bị rửa trơị Thời gian đầu để cho các vi sinh vật tham gia phân giải nguyên liệu được tốt thì cần duy trì độ ẩm khoảng 60 ÷ 70 %, độ ẩm sẽ giảm dần và khi nguyên liệu đã hoai hồn tồn thì cịn khoảng 30 ÷ 40 %.
2.3.4.2. pH
Chỉ số này ảnh hưởng đến sự lên men, pH ban đầu của nguyên liệu dùng làm phân ủ cần khoảng 6 ÷ 7, sau 2 ngày ủ thường pH sẽ giảm xuống do các axit hữu cơ được sinh ra trong quá trình phân giải của vi sinh vật, làm kìm hãm sự phát triển của chính bản thân chúng, đồng thời làm chậm thời
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………….. 29 gian phân hủỵ Tro, vôi bột và các chất kiềm khác có vai trị trung hịa độ chua, làm cho pH không xuống quá thấp, nhưng nếu bổ sung nhiều vào đống ủ sẽ gây ra hiện tượng mất nitơ dưới dạng amoniac bay lên trong điều kiện pH quá caọ