Ứng dụng phân hữu cơ từ rơm rạ bón cho cây lúa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh xử lý rơm rạ ứng dụng làm phân bón hữu cơ (Trang 78 - 79)

IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

a/ Phân ủ rơm rạ sau ủ 30 ngày; b/ Phân ủ rơm rạ sau khi phơi, sàng; c/ Phần còn lại sau khi sàng

4.4.1. Ứng dụng phân hữu cơ từ rơm rạ bón cho cây lúa

Rơm rạ là sản phẩm chiếm tới hơn 50 % lượng sinh khối của cây lúa, nó chứa các chất dinh dưỡng mà cây lúa lấy đi từ đất. Các chất dinh dưỡng này là các yếu tố cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúạ Trên thực tế, trong thâm canh lúa, người nông dân đã sử dụng rất nhiều loại phân bón nhằm tăng năng suất và cải thiện tính chất đất. Tuy vậy, không phải ở địa phương nào, vùng thâm canh nào cũng bón phân hợp lý cho lúa đầy đủ cả ba loại phân bón đa lượng, trung lượng và vi lượng. Cho đến nay, người trồng lúa chỉ chủ yếu chú trọng đến việc bón các yếu tố đa lượng, cịn các yếu tố trung lượng, vi lượng thì cây tự lấy từ đất. Trong khi đó, tàn dư của cây lúa là rơm rạ thì ít được bón trở lại đất, đồng thời lượng phân bón hữu cơ cho mỗi diện tích canh tác lại rất thấp (5 ÷ 6 tạ/ha) thậm chí là khơng có. Phương thức thâm canh này kéo dài trong nhiều vụ, nhiều năm sẽ dẫn tới tình trạng đất bị cạn kiệt nguồn hữu cơ cùng các yếu tố trung, vi lượng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức sản xuất của đất, đến hiệu suất phân bón cũng như năng suất, chất lượng lúa gạo, đồng thời ảnh hưởng đến kinh tế của người nơng dân. Do vậy, bón phân hữu cơ từ rơm rạ cho trồng lúa là việc làm thiết thực và có ý nghĩa to lớn đối với chất lượng đất trồng lúa và năng suất, chất lượng lúa gạo của mỗi địa phương.

Để xác định và làm rõ những tác động của phân hữu cơ từ rơm rạ đối với sản xuất lúa, chúng tơi đã tiến hành thử nghiệm bón loại phân hữu cơ này cho cây lúạ Đồng thời theo dõi ảnh hưởng của phân bón này tới các yếu tố sinh trưởng, phát triển, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lúạ Thí nghiệm được tiến hành với hai cơng thức: 1) Khơng bón phân ủ rơm rạ, và 2) Bón phân ủ rơm rạ với lượng 3 tạ/sàọ Ở cả hai cơng thức đều thực hiện quy trình chăm sóc theo quy trình mà địa phương đang áp dụng.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………….. 70

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh xử lý rơm rạ ứng dụng làm phân bón hữu cơ (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)