Thành tựu kinh doanh

Một phần của tài liệu chiến lược GENENTECH FINAL (Trang 80 - 88)

- Khả năng tiếp cận vốn: Ngành dược là một trong những ngành mà cần phải có một nguồn vốn và nguồn lực tài chính hùng mạnh thì mới có thể tồn tại và phát

2. Thành tựu kinh doanh

Tổng doanh thu trong năm 2008 đạt $ 13,4 tỷ USD tăng 14% so với năm 2007 và thu nhập trên mỗi cổ phiếu là $ 3,42 USD, tăng 16 % so với năm 2007.

Với những nỗ lực phấn đấu hết mình trong việc nghiên cứu đưa ra những sản phẩm chất lượng phục vụ cho đời sống của mọi người. Genentech đã vươn lên đứng thứ 8 trong số tổng các công ty lớn trong ngành Dược ở Mỹ theo tổng lợi nhuận và chiếm 20,6% thị phần của ngành. Đây có thể coi là một thành tựu lớn mà Genentech đã đạt được.

Danh sách các công ty lớn trong ngành dược ở Mỹ

Với các nhóm sản phẩm chiến lược chuyên về ung thư, miễn dịch học và rối loạn tăng trưởng Genentech đã thu được hơn 71% tổng doanh thu hàng năm ở năm 2008 với 3 dòng thuốc đó là Avastin, Rituxan và Hercetptin. Doanh số bán của 2 dòng thuốc Avastin và Rituxan tăng lần lượt là 17% và 13 % so với năm 2007.

Genentech cũng đã không ngừng nghiên cứu, đạt sự cấp phép của FDA và liên tục đưa ra thị trường nhiều loại thuốc mới.

Giải thưởng : Genentech vinh dự một trong số những tập đoàn dẫn đầu trong ngành

công nghiệp công nghệ sinh học ở Mỹ. Nó thường xuyên nhận được sự công nhận và các giải thưởng cho về văn hóa của tổ chức, về những đóng góp cho cộng đồng và những chính sách mà nó áp dụng. Những giải thưởng đáng chú ý gần đây :

* Genentech được vinh danh trong danh sách “Những công ty làm việc tốt nhất về bình đẳng giới”. Tháng 12/2011, Genentech được đưa vào Chiến dịch nhân

quyền về những doanh nghiệp bình đẳng lần thứ 6 liên tiếp. Genentech đã nhận được một số điểm hoàn hảo đó là 100 điểm với 5 lần liên tiếp.

* Genenetech được tạp chí Fortune liệt kê trong danh sách “Top 100 công ty tốt nhất để làm việc cho” của năm 2006. Đây là một trong những công ty được xếp hạng đầu bảng và đã liên tiếp 13 năm dẫn đầu bảng này. Tuy nhiên đến năm 2007, nó giảm xuống vị trí thứ 2 sau Google. Năm 2008, tiếp tục giảm xuống hạng thứ 5 và đến 2011 thì tụt xuống hạng thứ 35.

* Genentech cũng được đặt tên là một trong 100 công ty tốt nhất cho các bà mẹ làm việc trong năm 2004, 2006, 2011 do tạp chí “Mẹ làm việc” bình chọn

* Nó cũng được vinh danh trong top 100 doanh nghiệp có đạo đức năm 2006 do “Tạp chí đạo đức kinh doanh” . Công ty đã đưa ra nhiều chính sách và lãnh đạo nhân sự khác nhau, nó cũng đã tài trợ nghiên cứu cho những bên thứ 3 độc lập cũng như những tạp chí như “tạp chí Nature

* Genentech cũng được được vinh danh trong “Top những công ty tuyển dụng tốt” trên “Tạp chí khoa học” ngày 7/10/2012 và đã được công nhận 9 năm liên tiếp.

* 3/2008 Genentech được công nhận là “Công ty dược phẩm được ngưỡng mộ nhất” theo Fortune cho năm thứ 2 liên tiếp.

VI. Phân tích sự phù hợp chiến lược (phân tích SWOT)

Sau đây là đánh giá sự phù hợp giữa các chiến lược Genentech đã thực hiện với điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội, đe dọa thông qua mô hình SWOT.

Phân tích

SWOT

Cơ hội Đe đọa

* Nhu cầu tăng đối với thuốc điều trị bệnh ung thư, bệnh tim, trao đồi chất.

* Tiếp cận thị trường quốc tế, đặc biệt Châu Á

* Môi trường công nghệ thay đổi nhanh chóng * Hỗ trợ của thị trường

chứng khoán

* Hết hạn bằng sáng chế các loại thuốc giá trị * Cạnh tranh ngày càng

gay gắt

* Khó đạt được sự chấp thuận của FDA

* Các vụ kiện vi phạm bằng sáng chế đối với các công ty khác Đ iể m m ạn h * Nguồn lực tài chính mạnh * Có danh tiếng tốt trong ngành * Có đội ngũ nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp, đặc biệt mạnh trong lĩnh vực ung thư học

* Sở hữu nhiều bằng sáng chế

II.III.B Đẩy mạnh chiến lược “out-licensing” cho các đối tác phụ trách tiếp thị thuốc

I.IV.A Chiến lược mua lại các nhà máy sản xuất nhằm sản xuất và cung cấp sản phẩm toàn cầu

II.D Niêm yết trên thị trường nhằm huy động vốn cho hoạt động R&D

I.III.b Chiến lược tái cấu trúc, tập trung vào các lĩnh vực chủ chốt, đặc biệt lĩnh vực ung thư học I.II.IV.d Đẩy mạnh bảo hộ bằng sáng chế mạnh hơn

III.a.c Tăng cường nghiên cứu các dòng sản phẩm mới

Đ

iể

m

y

ếu * Chịu sự chi phối của Roche

* Thiếu khả năng tiếp thị sản phẩm toàn cầu 2.B Tập trung tiếp thị sản phẩm đến các khách hàng mục tiêu quan trọng, như: bệnh viện, bác sĩ hàng đầu... 2.C Đẩy mạnh cung cấp thông tin sản phẩm đến người tiêu dùng thông qua các trang web trực tuyến

Giải thích mô hình SWOT:

Sau đây là các chiến lược để công ty khai thác tốt các cơ hội, hạn chế đe dọa thông qua tận dụng điểm mạnh và khắc phục điểm yếu như sau:

II.III.B : Genentech sở hữu nhiều bằng sáng chế có giá trị cùng với đội ngũ các nhà nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp, đặc biệt mạnh trong lĩnh vực ung thư học, công ty đã Đẩy mạnh chiến lược “out-licensing” cho các đối tác phụ trách tiếp thị thuốc, để có thể tập trung nguồn lực của mình vào nghiên cứu & phát triển các sản phẩm thuốc mới

I.IV.A Nhu cầu ngày càng tăng đối với thuốc điều trị bệnh ung thư, bệnh tim, trao đồi chất....để tận dụng cơ hội này, công ty sử dụng chiến lược liên minh hoặc mua lại các nhà máy sản xuất thuốc đặt ở Châu Á, nhằm cung cấp sản phẩm ra thị trường toàn cầu

II.D Dưới sự hỗ trợ của thị trường chứng khoán và danh tiếng tốt trong ngành công nghệ sinh học, công ty có thể huy động nguồn vốn lớn, bổ sung nguồn lực tài chính đầu tư các dòng sản phẩm đang ở giai đoạn nghiên cứu III/IV

I.III.b Cạnh tranh trong ngành dược đang ngày càng gay gắt, cho nên công ty cần tái cấu trúc sản phẩm, tập trung nguồn lực vào các lĩnh vực chủ chốt, như lĩnh vực ung thư học

I.II.IV.d Ngày càng trở nên phổ biến Các vụ kiện vi phạm bằng sáng chế đối với các công ty khác, gây tốn kém nhiều thời gian và tiền bạc. chính vì vậy, công ty cần đẩy mạnh bảo hộ bằng sáng chế nhằm hạn chế liên quan đến các vụ kiện pháp lý

III.a.c Công ty sở hữu nguồn lực rất mạnh - khả năng nghiên cứu thành công sản phẩm mới, bên cạnh đó, trong vòng 5-7 năm tới, rất nhiều bằng sáng chế của công ty hết hạn bảo hộ, cho nên công ty cần tập trung nguồn lực để nghiên cứu các sản phẩm mới nhằm thay thế các sản phẩm cũ hết bản quyền. mục đích giúp công ty duy trì, và gia tăng vị thế dẫn đầu của mình trong ngành công nghệ sinh học

2.B Mặc khác, để tăng cường việc tiếp cận thị trường toàn cầu, genentech đang thực hiện chiến lược rà soát lại các kênh phân phối hiệu quả, và đẩy mạnh tiếp thị sản phẩm đến các khách hàng mục tiêu quan trọng, như: bệnh viện, bác sĩ hàng đầu... Với chiến lược này, công ty gia tăng hiệu quả Marketing vẫn có thể giảm chi phí.

2.C Cùng với việc phân phối sản phẩm đến các khách hàng mục tiêu, công ty còn quan tâm đến cung cấp thông tin sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng thông qua các kênh quảng cáo, trang web công ty. Điều này sẽ giúp sản phẩm đến gần hơn với người bệnh.

PHẦN D: BẢN CHẤT & NGUỒN GỐC LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA GENENTECH

I. Các khối cơ bản tạo lợi thế cạnh tranh

1. Hiệu quả

Công ty dược phẩm Genentech sản xuất các sản phẩm thuốc là viên nén, viên nang… kết hợp với các cơ sở đóng gói công ty có thể sản xuất một số lượng lớn. Như công ty Genentech có thể sản xuất hơn 20 tỷ liều thuốc dạng rắn và 5 triệu lít chất lỏng mỗi năm. Gần đây, các cơ sở sản xuất thuốc được thiết kế mở rộng để đáp ứng nhu cầu sản xuất, đóng gói các sản phẩm thuộc danh mục đầu tư hiện tại của công ty. Để đảm bảo sử dụng có hiệu quả, phù hợp các cơ sở vật chất này các nhóm nghiên cứu của công ty đã áp dụng các cách tiếp cận thích hợp để xử lý thiết kế, quy hoạch, mua sắm nguyên vật liệu, đảm bảo chất lượng cũng như kiểm soát chất lượng. Do vậy, không chỉ gia tăng sản xuất, đóng gói, dán nhãn, phân phối công ty đã sản xuất được các sản phẩm an toàn, hiệu quả, nhất quán, và với số lượng cần thiết để cung cấp không bị gián đoạn.

Tận dụng các công nghệ mới nhất, thực hành hiệu quả và kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt, công ty đã biến những nguồn nguyên liệu thô ít giá trị thành những sản phẩm có giá trị cao sử dụng điều trị trên khắp thế giới.

Mục tiêu chiến lược của công ty, đặc biệt là một công ty kiêm cả về lĩnh vực sản xuất và phân phối như Genentech, là có một dây chuyền sản xuất và kênh phân phối hiệu quả. Mà đầu tiên công ty đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất.

Năm 2007 Năm 2008

Doanh thu thuần (USD) 11.724.000.000 13.418.000.000

Chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng (USD) 4.986.000.000 5.404..000.000

Tỷ lệ đầu tư trên doanh số 42.53% 40.27%

=> Như vậy ta thấy, tỷ lệ đầu tư cho cơ sở vật chất, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất rất cao.

Không chỉ chi phí cho cơ sở vật chất, công ty đầu tư khá lớn cho nghiên cứu phát triển khá lớn để tạo ra sản phẩm mới nhằm tạo ra nhiều sản phẩm chữa trị các bệnh khó chữa, chiếm lĩnh được thị trường

Năm 2007 Năm 2008

Doanh thu thuần (USD) 11.724.000.000 13.418.000.000 Tổng chi phí nghiên cứu và phát triển 2.446.000.000 2.800.000.000

Tỷ lệ chi phí trên doanh số 20.86% 20.87%

Ngoài ra công ty còn tốn khá nhiều chi phí cho các khoản chi phí bán hàng, chi phí sản xuất (chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công…) và chi phí hành chính…

Năm 2007 Năm 2008

Doanh thu thuần (USD) 11.724.000.000 13.418.000.000

Chi phí bán hàng (USD) 1.571.000.000 1.744.000.000

Chi phí sản xuất, hành chính (USD) 2.256.000.000 2.405.000.000

Tỷ lệ trên doanh số 32.64% 30.92%

Kèm theo sự gia tăng cơ sở vật chất, nhưng số lượng lao động tại Genentech cũng tăng lên không nhiều. Năm 2008 là khoảng 11.186 nhân viên chính thức nhiều hơn so với năm 2007 12 nhân viên, trong khi doanh thu cũng tăng 14,4%.

Tuy doanh thu thuần có tăng nhưng không phải do tăng về số lượng mà do giá cả các sản phẩm thuốc trên thị trường đều tăng. Do vậy, khi có sự đầu tư cơ sở vật chất, máy móc thiết bi, nhưng chi phí sản xuất vẫn lớn, số lượng sản phẩm không tăng. Thêm vào đó chi phí bán hàng của công ty cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong doanh số, năng suất lao động không có sự cải thiện đáng kể.

Genentech chưa đạt được hiệu quả vượt trội trong sản xuất cũng như phân phối.

Một phần của tài liệu chiến lược GENENTECH FINAL (Trang 80 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w